“Chuyện nhà Dr. Thanh” – và phút trải lòng của tác giả về khủng hoảng truyền thông năm nào

Quang Anh/ Báo Dân Trí

Cuốn sách đã gây sự xúc động rất mạnh đối với ai từng đọc nó. Hàng trăm câu hỏi “chất vấn” đa chiều của độc giả đã được gửi tới tác giả Trần Uyên Phương” trong những ngày qua.

Sau khi đọc cuốn sách độc giả Hoàng Bạch Lai tại Tiền Giang đã thắc mắc rằng Nhà Dr. Thanh làm ra tiền để làm gì khi  có nhiều tiền mà không tiêu tiền, các thành viên trong gia đình thậm chí không sắm nhà lầu và xe hơi riêng cho mình? Tác giả Trần Uyên Phương chia sẻ  “Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và thực hiện mục tiêu để đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới. Tiền không phải là mục tiêu của gia đình tôi. Tôi đã từng viết lá thư chia sẻ với ba tôi: “Ba ơi thắng thua là chuyện bình thường trong cuộc sống, đúng không ba? Cảm ơn ba đã cho con luôn được chơi hết mình. Cảm ơn ba cho con hiểu thế nào là đúng nghĩa chơi cuộc chơi lớn, thế nào là sống cuộc sống vì một điều gì đó chứ không phải vì có thật nhiều tiền và giữ tiền để ăn dần. Nghe dường như rất mâu thuẫn nhưng chỉ có những người thật sự chơi cuộc chơi lớn mới hiểu được tại sao phải sống cuộc sống đơn giản, không bị lệ thuộc vào vật chất, chỉ có những người đó mới hiểu chạy theo vật chất sẽ làm “hèn” và “hư” mình””

Phó TGĐ Tân Hiệp Phát – Trần Uyên Phương

Một bạn đọc ở Cần Thơ  thì lại hỏi về cuộc khủng hoảng truyền thông của THP năm 2015: “Năm 2015, Tân Hiệp Phát bị khủng hoảng truyền thông lớn. Người ta cho rằng, công ty bị mang danh xấu vì chưa có hệ thống quản trị danh tiếng. Là người học về quản trị kinh doanh, chị rút ra được bài học gì, về cách giữ gìn và phát triển thương hiệu, ứng xử với truyền thông, khách hàng?”

Tác giả Trần Uyên Phương, chia sẻ: “Câu chuyện của THP là vụ khủng hoảng truyền thông lớn trong nhiều năm qua, sự cố diễn ra cách đây 3 năm nhưng nó vẫn như mới xảy ra đối với nhiều người. Sự cố đó kéo dài 90 ngày liên tục trên mạng xã hội. Tôi và cả tổ chức học được rất nhiều bài học khi đi qua sự việc này.

Với đa số doanh nghiệp Việt, chúng ta ở trong giai đoạn chỉ nghĩ đến việc bán sản phẩm, hơn là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh cá nhân. Rõ ràng, chúng tôi cần cải tiến mảng truyền thông nhiều và nhiều hơn nữa. Chúng tôi đầu tư rất nhiều cho công nghệ và sản xuất. Chúng tôi tự hào khẳng định những công nghệ THP đầu tư là hiện đại nhất thế giới và đầu tiên tại Châu Á. Nhưng nhìn nhận lại, trong một số thời điểm, chúng tôi lại quá tệ trong mảng truyền thông.

Là người lãnh đạo, qua sự cố, một lần nữa tôi nhận thấy sự đoàn kết, sự gắn bó mạnh mẽ và tình cảm lớn mà đại gia đình THP dành cho nhau. Mặc dù có rất nhiều ứng viên xin việc đã sợ hãi và từ chối nhưng chúng tôi cũng tìm ra những nhân sự rất tốt, sẵn sàng bảo vệ cái đúng và tìm thách thức, khó khăn để cải tiến”, nữ doanh nhân chia sẻ.

Cũng về cuộc khủng hoảng truyền thông đã xảy ra, độc giả Huy Bình (ở Tiền Giang) đặt câu hỏi: “Chị có dám nói thẳng về “vụ con ruồi” không? Vì sao vụ con ruồi Tân Hiệp Phát không trả tiền mua sự im lặng? Rõ ràng về mặt kinh tế, làm như vậy có lợi hơn?”. Trả lời câu hỏi của anh Bình, tác giả Trần Uyên Phương bày tỏ: “Thưa anh, tôi sẵn sàng nói thẳng. Tôi không tin mua sự im lặng sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế như quan điểm của anh. Chúng tôi tin vào sản phẩm của mình. Nếu chúng tôi trả tiền, chúng tôi sẽ không biết sai ở chỗ nào, chúng tôi mất kiểm soát. Khi đó chúng tôi mới thật sự mất uy tín”.

Buổi giao lưu và ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh của tác giả Trần Uyên Phương”

Cũng có nhiều câu hỏi của độc giả xoay quanh chuyện tình duyên của tác giả, cũng là ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn THP.

Như anh Hoàng Mạnh Tiến một doanh nhân tại Hải Dương thắc mắc rằng , để kế thừa doanh nghiệp có giá trị cả tỷ USD, ba chị có đặt điều kiện gì với chị không? Ví dụ như phải lấy một người chồng là doanh nhân lớn chẳng hạn? Trong gia đình tôi, chúng tôi hiểu rõ, thừa kế là trách nhiệm chứ không phải là quyền lợi. Điều kiện của ba tôi cho bất cứ người kế nhiệm của gia đình là: Phải chuyển giao toàn bộ tài sản cho thế hệ tiếp theo, cộng tiền lãi”, Tác giả cho biết

Nữ tác giả vui vẻ chia sẻ với độc giả rằng Cô đã cưới “THP” và xác định được sống cho mọi người, bất kể họ là ai, họ sẽ có thể được thể hiện chính họ, họ có thể thực hiện ước mơ và tạo sự khác biệt cho cuộc sống của người khác. Cô cũng bày tỏ  mong muốn tìm được người bạn đời trong tương lai cùng chung mục tiêu như ba má mình.

 

“Đã có lần tôi từng nghẹn ngào bảo má: “Li dị ba đi. Má định sống khổ như thế này cả đời à? Tại sao chứ? Bỏ đi, và má có thể sống cuộc đời hạnh phúc của riêng mình”…” (Chương 1 “Quay một trăm tám mươi độ” – Trích cuốn tự truyện “Chuyện nhà Dr. Thanh” của tác giả Trần Uyên Phương, NXB Phụ nữ ấn hành).

Đọc những dòng đầu tiên của cuốn sách, chắc hẳn độc giả sẽ giật mình. Hoá ra, khác với hình ảnh “công chúa” của gia đình tỷ phú lớn lên trong nhung lụa, tuổi trẻ của nữ doanh nhân đã được rèn giũa trong tính nghiêm khắc đến hà khắc, trong kỷ luật thép, những bài học  quý giá từ người cha – người thầy – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Cuốn sách đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác…Quý độc giả cần mua sách vui lòng liên hệ

 

Đánh giá về cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” Nhà biên kịch Lê Chí Trung viết: “Giá trị văn học của cuốn sách thì dành cho độc giả cảm thụ văn học của độc giả. Tôi thấy giá trị gia đình ở cuốn sách. Trong cuộc sống hôm nay, nền tảng đạo đức gia đình đang bị đe dọa bởi sự thực dụng, đe dọa bởi cuộc sống ảo ở trên mạng, ở sự sa đọa nhân cách con người. Tôi nghĩ rằng cuốn sách viết về gia đình là một đóng góp lớn cho xã hội, giá trị đó lớn hơn cả và điều đấy tràn ngập trong cuốn sách này”.

 

Theo báo Dân Trí

Link bài: “Chuyện nhà Dr. Thanh” – và phút trải lòng của tác giả về khủng hoảng truyền thông năm nào

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *