Kết nối giao thương, khơi nguồn sáng tạo

Song Hương/ Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, Tân Hiệp Phát kết nối sứ mệnh giao thương với các giá trị cốt lõi của tập đoàn. Đó là : Thỏa mãn khách hàng; Chất lượng quốc tế; Có trách nhiệm với cộng đồng; Không gì là không thể; Làm chủ trong công việc; Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai; và tính Chính trực.

Tại “Ngày hội kết nối giao thương”, những kinh nghiệm quản trị và phát triển một công ty gia đình từ số 0 trở thành doanh nghiệp tỉ USD hàng đầu Việt Nam trong một lĩnh vực cạnh tranh đã lần lượt được các thành viên “Nhà Dr. Thanh” chia sẻ.

Sự kiện kết nối hàng trăm đối tác với mong muốn tạo ra sự thông hiểu để cùng hiện thực hóa khát vọng mang thương hiệu Việt ra thế giới.

Liên kết sức mạnh dựa trên sự thông hiểu

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp gia đình được đánh giá là thành công ở Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Trong suốt 23 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp này đã khẳng định vị thế trong ngành nước giải khát Việt Nam với nhiều sản phẩm được tin dùng trong nước và xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới. Giá trị hiện tại của doanh nghiệp này đã lên đến hàng tỷ USD.

Để vận hành một doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ USD, Tân Hiệp Phát hiện có 2.500 đối tác doanh nghiệp với số lượng người lao động lên tới hơn 100.000 người. Bản thân công ty này cũng tạo ra công việc cho gần 5 ngàn công nhân viên.

Để vận hành một doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ USD, Tân Hiệp Phát hiện có 2.500 đối tác doanh nghiệp với số lượng người lao động lên tới hơn 100.000 người. Bản thân công ty cũng tạo ra công việc cho gần 5 ngàn công nhân viên.

Bà Trần Uyên Phương – Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, công ty gia đình không đơn giản chỉ là một công ty có các thành viên trong gia đình nằm trong ban lãnh đạo. Công ty gia đình phải có tầm nhìn rất xa và cùng đồng hành thì mới phát triển bền vững. Quan trọng hơn, những người tham gia buổi gặp gỡ cần khẳng định giá trị và tầm quan trọng của mình. “Tân Hiệp Phát sẵn sàng làm cầu nối để các đối tác trong chuỗi giá trị cùng tiến ra thế giới một cách bền vững, tạo ra khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam”. – bà Phương khẳng định.

Mặc dù mô hình doanh nghiệp gia đình đã phát triển cách đây 60 – 70 năm trước ở các nước châu Âu, Ấn Độ… nhưng nó vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Theo bà Phương, điểm mạnh của doanh nghiệp gia đình chính là sự lãnh đạo doanh nghiệp ổn định, sự trung thành mạnh mẽ của người liên quan và có những kế hoạch phát triển, đầu tư dài hạn… Đặc biệt, do là người thân trong gia đình nên họ luôn sẵn sàng hy sinh vì công ty, doanh nghiệp. Điểm yếu của doanh nghiệp gia đình là sự chiếm hữu về lãnh đạo dài hạn, sự kiểm soát tập trung dẫn đến không đủ vốn để tái đầu tư, tắc nghẽn trong quá trình hoạt động…

“Muốn doanh nghiệp phát triển, người lãnh đạo cũng là người thân trong gia đình thường khắt khe với nhân viên cũng chính là con cháu của mình hơn so với người ngoài để tránh tình trạng ỉ lại. Người lãnh đạo phải tạo ra môi trường “công tư phân minh”, cho các nhân viên học hỏi”. – bà Phương nhấn mạnh.

Cần phân biệt rõ ràng gia đình và công việc

Chia sẻ về kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp gia đình, ông Trần Quí Thanh – CEO của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, cần phải quản trị doanh nghiệp đó theo hướng chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp, đặc biệt không dùng cảm tính. “Mọi người trong doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và chính sách mà công ty đề ra”, ông Trần Quí Thanh khẳng định.

“Tôi luôn dạy các con việc kế thừa một doanh nghiệp không phải là một đặc lợi, mà là một trọng trách. Vì vậy, tôi trao truyền cho những người con của mình cách tự đứng lên mạnh mẽ với cuộc sống để chúng biết nghĩ cho sáng, biết làm cho chuẩn” – ông Thanh nói.

Cũng theo ông Thanh, trên những nghiên cứu và công việc với hàng trăm doanh nghiệp gia đình trên 65 nước, chúng tôi đã phát triển và ứng dụng những giải pháp tốt nhất cho việc quản lý doanh nghiệp gia đình. Theo đó, để phát triển doanh nghiệp gia đình, các thành viên cần phân biệt rõ ràng gia đình và công việc, không đem những vấn đề của gia đình lấn át vào công việc và ngược lại.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Nụ – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn THP chia sẻ, khi các con bị ông Trần Quí Thanh chê, bà không bênh vực với mong muốn các con chứng minh năng lực của mình qua hành động chứ không dựa vào mối quan hệ gia đình. Thực tế, các con bà trước khi trở thành người lãnh đạo đều phải làm nhân viên bình thường. Khi chứng minh được năng lực, lãnh đạo công ty mới sắp xếp những công việc phù hợp với năng lực từng người.

CEO THP Trần Quí Thanh: Mục đích duy nhất của chúng tôi là phục vụ và chăm sóc khách hàng
Gian lận trong kinh doanh là điều mà mọi chủ doanh nghiệp đều lo ngại, nhưng chúng tôi tự tin vào quy trình kiểm soát của mình. Tân Hiệp Phát quy định giá trị trên 400 triệu phải đấu thầu mở. Các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ phải coi thật kỹ và bỏ giá cuối cùng trên tờ giấy. Ở chỗ chúng tôi không có chuyện “làm giá” trước khi đấu thầu, mọi việc đều được thực hiện công khai để đảm bảo nhà cung cấp và người sử dụng đều có lợi. Tại Tân Hiệp Phát, bất kỳ phòng ban nào được lập ra cũng nhằm mục đích duy nhất là phục vụ và chăm sóc khách hàng. Cạnh tranh bây giờ là cạnh tranh trên vấn đề chăm sóc khách hàng, chăm sóc gồm kể cả quy trình, chính sách, giá cả, chất lượng, dịch vụ khách hàng, hậu mãi, nếu không cạnh tranh với nhau thì chẳng có lợi thế cạnh tranh, chẳng có lý do gì tồn tại. Tân Hiệp Phát cam kết đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *