Liệu chúng ta còn tiếp tục đứng ngoài “chuỗi giá trị toàn cầu”?

Trần Quí Thanh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Miêu (Báo Lao Động)

Hiện nay, đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế đã được thừa nhận qua hiệu quả hoạt động của nó. Tại Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lần thứ 24, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn động lực cho tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo tại các nền kinh tế APEC. Khối doanh nghiệp này chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiêp và tạo ra 60% việc làm.

Tạo ra 60% việc làm bản thân nó nói lên vai trò quan trọng của nhóm doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, cũng vì mô hình siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nên nguồn lực về vốn và quản trị còn hạn chế, đồng thời, sự tồn tại trong thị trường khá mong manh. Bằng cứng rõ ràng nhất là nagy tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ cao trong số doanh nghiệp phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động hằng năm.

Một hạn chế khác của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là tồn tại, làm ăn có lãi gần như đã là sự thành công, còn vươn xa hơn khỏi chiếc áo “cơm áo” thì chưa. Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn ở mức khiêm tốn. Hiện chỉ có 21% doanh nghiệp liên kết được với chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi ở Thái Lan có thể lên 30% và 46% ở Malaysia.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là vì sao tỉ lệ doanh nghiệp liên kết được với chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam thấp như vậy?

Tui nói thiệt nghe, đừng trách doanh nghiệp nhỏ và vừa mà tội nghiệp, ngay cả các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế của Việt Nam cũng không có nhiều sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nguyên nhân là do chúng ta không sáng tạo ra sản phẩm mới, không làm chủ công nghệ hoặc mạnh dạn đầu tư sử dụng công nghệ mới.

Thử hỏi, trong một chiếc ô tô có cả triệu linh kiện, doanh nghiệp Việt Nam tham gia  sản xuất được bao nhiêu trong các linh kiện đó? Trong chiếc máy bay có hàng triệu linh kiện, nhưng Airbus, Boeing, cho dù họ có muốn Việt Nam sản xuất một trong vài triệu linh kiện đó thì chúng ta cũng không đủ sức. Và còn nhiều ví dụ khác nữa.

Cho nên, trên nền tảng chung của cộng đồng doanh nghiệp và thực lực nền kinh tế như vậy, thì sức mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khó có sự đột phá.

Các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế định hướng đột phá vào lĩnh vực công nghệ, phát triển xanh, bền vững thông qua các công cụ hỗ trợ từ công nghệ thông tin của kỷ nguyên số.

Câu hỏi đặt ra trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam như thế nào để có thể làm nền tảng cho doanh nghiệp tham gia vào “kỷ nguyên số”?

Lý thuyết để phát triển quá rõ, nhưng thực hiện là một khoảng cách quá xa. Tui nghĩ trong cuộc cạnh tranh sắp tới, chúng ta còn tiếp tục đứng ngoài “chuỗi giá trị toàn cầu” vì khoa học của chúng ta còn quá yếu kém.

Không đầu tư cho khoa học công nghệ phát triển ngang bằng các nước tiên tiến thì chúng ta mãi mãi tụt hậu.

Sài Gòn 17/9/2017

TQT

Link bài: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực tăng trưởng

 

 

 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *