Mê tín dị đoan thì không thể là văn hóa

Trần Quí Thanh

Trâu chọi húc chết chủ xảy ra vào Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tháng 7-2017 Ảnh: PHONG PINK (Theo Người Lao Động)

Thưa chú,

Cảm ơn chú đã trả lời cháu về chuyện tiền Bitcoin. Cháu rất phấn khởi nên lại viết thư hỏi chú. Lần này thuộc lĩnh vực văn hoá.

Thưa chú lễ hội nước ta nhiều quá. Nhiều lễ hội chẳng những không chứng tỏ bản sắc Việt mà khôi phục và phát triển dấu vết của sự lạc hậu u mê thời cổ đại. Hơn thế nữa nhiều lễ hội được hồi phục và phát triển để kinh doạnh chứ chẳng phải bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Theo chú có nên bỏ bớt đi những lễ hội gây hại hoặc bị kinh doanh hoá, thần linh hoá một cách đầy mê tính dị đoan?

Chúc chú khoẻ và vui.

Kính

Lê Thế Thanh (Hà Nội): thanhlebuidoi@gmail.com

Cháu Lê Thế Thanh thân mến!

Nếu cháu đi đến một quốc gia, ngoài danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điều cháu quan tâm nữa là gì? Chắc chắn là các văn hóa dân gian đặc trưng của quốc gia đó. Mà văn hóa dân gian chủ yếu được thể hiện qua các lễ hội phải không cháu?

Chú đưa dẫn chứng nhé, đến Tây Ban Nha, ai cũng muốn đi xem đấu bò. Đến nhiều nước châu Âu hay Nam Mỹ, ai cũng muốn tham gia các lễ hội hóa trang. Đến Đức hay Đan Mạch, trúng ngày lễ hội bia thì tuyệt, uống chết bỏ luôn.

Cháu tìm trên google những clip xe người ta cho bò rượt chạy trên đường phố vui lắm. Ai cũng biết đó là nguy hiểm, nhưng ai cũng thích tham gia. Con người là vậy, khó hiểu vô cùng.

Việt Nam có nhiều lễ hội, đều là những lễ hội cha ông bày ra ngày xưa, truyền nối đến hôm nay, nhưng ngày xưa không bị lên án như bây giờ.

Vậy thì bản thân các lễ hội dân gian không có tội, mà do con người khai thác nó đã làm biến tướng bản chất của lễ hội. Thứ hai là trình độ tổ chức yếu kém, dẫn đến những hậu quả chết người như vừa xảy ra ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – hải Phòng.

Ngày xưa đi lễ hội chùa Hương rất nên thơ, cho nên thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp mới viết được những câu thơ mê hồn: “Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau. Ngại chàng chê hấp tấp. Số gian nan không giàu”.

Còn bây giờ, đi lễ hội chùa Hương chen chúc trong biển người, còn đâu mà mơ mộng như Nguyễn Nhược Pháp.

Ngoài sự biến tướng về hình thức, còn có biến tướng về nội dung. Qua những gì mà báo chí phản ánh cũng như thực tế trải nghiệm, chú nói thiệt rằng, đó là những nơi tập trung tệ nạn mê tín dị đoan, không còn giữ bản sắc của lễ hội của cha ông nữa. Mê tín dị đoan thì không thể là văn hóa phải không cháu.

Cám ơn cháu đã trao đổi với chú.

Trần Quí Thanh

(Hãy gửi thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

 

 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *