Lê Ngọc theo iphones.ru /Báo VOV
Mặc dù thực tế có chủ trương hướng đến sự đơn giản và hợp lý tối đa trong cuộc sống hàng ngày, Đảng Cộng sản Liên Xô đã phát triển cuộc sống văn hóa bằng sự đa dạng về kiến trúc. Các văn phòng đăng ký, viện điều dưỡng, rạp xiếc, cơ sở khoa học và văn phòng hành chính… được xây dựng đã gây ấn tượng với quy mô và cách trang trí thu hút sự chú ý của chúng.
Sau sự sụp đổ của siêu cường Liên Xô, các chính trị gia không còn thời gian để lo cho việc làm đẹp, và do đó, chỉ những công trình kiến trúc bình dân nhất còn tồn tại. Người ta cố gắng sửa chữa các công trình công cộng với chi phí rẻ nhất có thể, nhiều công trình bị xuống cấp hoặc phá hủy.
Năm 2003, nhà báo và nhiếp ảnh gia người Pháp Frédéric Chaubin tình cờ bắt gặp một số công trình như vậy ở Gruzia và sau đó bắt đầu “chiến dịch” khám phá.
Trong 7 năm, ông đã sưu tầm được hơn 90 công trình hoành tráng, nhưng đồng thời cũng rất duyên dáng. Năm 2011, ông đã xuất bản cuốn sách với những bức ảnh chụp các tòa nhà từ 13 quốc gia thuộc Liên Xô cũ, mang tên “Hình ảnh các cấu trúc không gian của Liên Xô” («Фотографии советских космических сооружений»). Các tòa nhà không liên hệ trực tiếp với không gian, mà chỉ ở mức độ liên tưởng và gần với thời kỳ của cuộc chạy đua không gian vào những năm 1970, hầu hết được xây dựng từ những năm 1970-1990.
Cuốn sách mô tả những công trình kiến trúc đáng kinh ngạc nhất trái ngược với những ý tưởng chung về các thành phố “panel” đơn điệu của Liên Xô. Hầu hết các tòa nhà đều được chuyển đổi cho các mục đích khác, một số cấu trúc đã bị phá hủy, một số khác đã bị phá hủy ngay sau khi Frederic Chauban chụp ảnh. Cuốn sách đã gây chú ý lớn vì kiến trúc như vậy không được mong đợi ở Liên Xô. Theo lệ thường, các nhiếp ảnh gia thường cường điệu hóa bầu không khí suy tàn tại các nước hậu Xô viết – những ngôi nhà lợp bằng tôn, những công viên rỉ rét, những viện điều dưỡng bị bỏ hoang và người dân phải sống trên bờ vực của sự nghèo đói, ít ai để ý đến những công trình kiến trúc đặc biệt.
Ngay cả trong tiềm thức của chính nhiều cư dân tại các nước thuộc Liên Xô, di sản của Liên Xô trông quen thuộc và nhàm chán. Vì vậy, khi nhiếp ảnh gia quan tâm đến nguồn gốc hoặc chỉ đơn giản là cố gắng chụp ảnh những công trình kiến trúc như vậy, người dân địa phương đã rất ngạc nhiên vì họ thấy điều gì đó đặc biệt ở chúng. Theo Shoben, cư dân tin rằng trong thành phố của họ, những ngôi nhà này chỉ là những đồ trang trí vô dụng kỳ lạ, có một không hai.
Việc xây dựng Ngôi nhà độc đáo ở Kaliningrad bắt đầu vào năm 1970, nhưng do các vấn đề kinh phí và Perestroika vào những năm 1980, đã hoàn thành 95% và bị bỏ hoang. Năm 2005, Kaliningrad kỷ niệm 750 năm thành lập, công trình thời Liên Xô đã được sơn và lắp cửa sổ, nhưng không được đưa vào hoạt động. Tòa nhà đã tồn tại như vậy trong 15 năm nữa, và bây giờ người ta quyết định đập bỏ nó vào năm 2021.
Nhưng đôi khi các công trình kiến trúc được bố trí cho nhu cầu hiện đại với mức tiết kiệm tối đa – điều đã xảy ra với một bệnh viện vật lý trị liệu ở Druskininkai, Lithuania – biến thành một công viên nước, nhưng những đường nét duyên dáng và thẩm mỹ của mặt tiền được ốp bằng gạch rẻ tiền… Bây giờ bệnh viện cũ gần như không thể nhận ra trong các bức ảnh hiện đại.
Ở Nga, cuốn sách của Chauban gần như đã được bán hết, có thể tìm thấy số còn lại ở các cửa hàng khác nhau với giá khoảng 5.000 rúp. Nhiếp ảnh gia đã nhắc lại tầm quan trọng của việc giữ kiến trúc cũ, lưu ý rằng các nhà hoạt động và nhiều phong trào hiện đang đề xuất bảo tồn chúng. Họ cho rằng, quan trọng là phải giữ lại một số di sản gây tranh cãi, và không xóa bỏ những nét tươi sáng lịch sử đầy biến động của một cường quốc đã không còn tồn tại.
Hãy ngắm thêm một số trong số các công trình thiết kế độc đáo đã trở thành một tượng đài mang tính nghệ thuật của Liên Xô:
NGUỒN: Theo Báo VOV
Link bài: 15 công trình…
https://vov.vn/the-gioi/cuoc-