Nguyễn Hiếu/ Báo CA TpHCM
Nếu chỉ được dùng hai từ để “nhận diện” về Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) qua 24 năm hình thành và phát triển, thì sẽ là hai từ: Khát vọng.
Khát vọng là sức bật đưa THP bước tiếp ra thế giới, hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống ở châu Á, là nền móng vững chắc để THP vượt qua được cả những thử thách cam go nhất để rồi hôm nay vững vàng trên vị thế thương hiệu nước giải khát hàng đầu quốc gia.
Với ông Trần Quí Thanh, người sáng lập, Tổng Giám đốc Tập đoàn, hai từ khát vọng có rất nhiều sắc thái. Cách đây 24 năm, khát vọng đó đã khiến đôi vợ chồng doanh nhân trẻ Thanh- Nụ dám khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng lập nên một phân xưởng nhỏ trong bối cảnh nhân lực ít, nguồn vốn hạn hẹp, đầy rủi ro trước các “đại gia” nước ngoài vừa thâm nhập thị trường Việt Nam trong giai đoạn mở cửa kinh tế.
Cũng chính khát vọng, ý chí sắt đá được tôi luyện từ những năm tháng tuổi thơ dữ dội nhiều sóng gió, sự can trường và chia sẻ hết mực của người vợ tào khang đã giúp “Nhà Dr Thanh” vững vàng, bền chí trước vô số những sóng gió vùi dập của thương trường từ thất bại “kinh điển” của sản phẩm bia tươi đóng chai Laser hồi năm 2001 hay chuỗi khủng hoảng liên tiếp suốt từ những năm 2014-2017, “nhà Dr Thanh”. “Cách xử lý khủng hoảng là phải đối mặt với nó. Cần phải có ý chí thép, có niềm tin vững chắc vào bản thân và cộng sự, đoàn kết, hy sinh, làm hết sức mình”- ông Trần Quí Thanh chia sẻ.
Khát vọng ấy đã được người sáng lập THP trao truyền tới thế hệ lãnh đạo thứ hai của Tập đoàn, đứng đầu là nữ doanh nhân Trần Uyên Phương. “Không gì là không thể”, phải có hoài bão, ước mơ lớn và đồng thời phải lên kế hoạch thực hiện ước mơ.
Trên con đường thực hiện, mỗi người có thể thất bại, đó là chuyện hết sức thường tình. THP đã nhiều lần thất bại, không chỉ thất bại một lần mà là thất bại nhiều lần. Nhưng chúng tôi không coi đó là thất bại. Thất bại là bước chuẩn bị cho thành công. Phải biết ước mơ, phải dám ước mơ lớn, phải dám mong đợi, liên tục hành động để theo đuổi mục tiêu của mình.
Mới đây, cuốn sách “Compeing with Giants” do Forbesbooks xuất bản (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ) đã gây xôn xao giới doanh nhân Mỹ, khi Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương chia sẻ việc THP đã từ chối lời lời đề nghị mua lại với giá 2,5 tỷ USD từ một “đại gia” như Coca-Cola để thực hiện khát vọng đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
Trong một thế giới toàn cầu hoá bị thống trị bởi các tập đoàn đa quốc gia, Tân Hiệp Phát khởi đầu là một công ty địa phương nhỏ bé, có thể đứng lên cạnh tranh với những người khổng lồ của thế giới, và vượt qua họ. Đó là những chia sẻ của ông Justin Batt đại diện ForbesBooks – đơn vị xuất bản cuốn sách “Compeing with Giants” về Tân Hiệp Phát.
Theo ông Justin Batt, lịch sử của Tân Hiệp Phát tại Việt Nam phải nhìn từ nhiều khía cạnh. Giờ đây đó là một thương hiệu mang tầm quốc gia, thậm chí còn mở rộng ra ngoài biên giới. Chính vì những ảnh hưởng to lớn của Tân Hiệp Phát tại Việt Nam, họ đã khiến cho tập đoàn khổng lồ như Coca Cola phải tìm cách thay đổi cục diện bằng đề nghị mua lại cổ phần chi phối với giá 2,5 tỷ USD.
Thế nhưng, người sáng lập đã từ chối và vẫn quyết định giữ Tân Hiệp Phát là một công ty gia đình. Ở đây, Tân Hiệp Phát không chỉ là một công ty với những sản phẩm nổi tiếng họ có tại Việt Nam mà còn nổi tiếng với cách thức họ cạnh tranh cùng những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Ông Justin Bat cho biết, Ông thích 2 điều trong cuốn sách. Đầu tiên là những câu chuyện kinh doanh truyền cảm hứng. Trong cuốn sách có nhiều câu chuyện về việc vì sao Tân Hiệp Phát lại là độc nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Thứ hai đó là lịch sử của Việt Nam. Tôi là một người phương Tây không hiểu gì về Việt Nam nhưng khi đọc cuốn sách tôi không chỉ hiểu về Tân Hiệp Phát mà còn hiểu về Việt Nam và cả văn hoá Việt Nam nữa.
Ông cũng bày tỏ mong muốn về tác động của cuốn sách có thể đem lại với cộng đồng kinh doanh trên thế giới, đó là truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp vừa vừa nhỏ ở địa phương, và chia sẻ kinh nghiệm của Tân Hiệp Phát với họ: làm thế nào để có thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia, vượt lên và chiến thắng. Đặc biệt, những doanh nhân thế hệ Millensials có thể học được từ một người đồng trang lứa (tác giả Trần Uyên Phương) và có thể làm được những điều Tân Hiệp Phát đang thực hiện.
Có ai đó đã nói rằng: cách tốt nhất để để đánh giá những gì mình có trong hiện tại và đưa ra mục đích của mình trong tương lai, là nhìn lại quá khứ. Đó cũng là những gì mà thế hệ “người THP” hôm nay tâm niệm.
Để biến “Khát vọng châu Á” trở thành hiện thực, THP sẽ phải vượt qua những thử thách lớn nhưng với bản lĩnh vững vàng, với tâm thế “không gì là không thể” đã từng giúp thế hệ lãnh đạo thứ nhất của THP, đứng đầu là ông Trần Quí Thanh vượt qua sóng gió của những chặng đường đầu kiến tạo và khẳng định vị thế THP trên thị trường Việt Nam thì khát vọng được trao truyền tới thế hệ lãnh đạo thứ hai sẽ giúp THP chinh phục châu Á và chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
NGUỒN: Theo Báo công an Thành phố HCM
Link bài: 4 năm và khát vọng….
(http://congan.com.vn/thi-truong/thuong-hieu-viet/24-nam-va-khat-vong-cua-mot-thuong-hieu-viet_63766.html)