Cú đánh dưới thắt lưng rất đáng sợ

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Internet

—–

Kính gửi bác Dr Thanh

Cám ơn bác đã trả lời chúng cháu trong bài “Sa thải phải công bằng, công khai và đúng luật”. Sau đây chúng cháu muốn gửi bác câu hỏi này: Quản trị khủng hoảng như thế nào để không bị thiệt hại hoặc hạn chế thiệt hại tới mức thấp nhất, từ kinh nghiệm vụ con ruồi?

(Chúng cháu rất muốn chia sẻ với bác về vụ con ruồi chứ không có ý nào khác đâu ạ)

Kính chúc bác sức khoẻ, an vui.

Nhóm CEO trẻ Sài Gòn: saigonceo@gmail.com

—–

Nhóm CEO trẻ Sài Gòn mến,

Cám ơn các cháu hiểu và chia sẻ khó khăn đã xảy ra của bác, đến bây giờ thì mọi người đã hiểu bản chất thực của vụ con ruồi, nhưng đúng là bác đã chịu thiệt hại vật chất và tinh thần qua vụ khủng hoảng đó. Và cũng từ vụ này, bác rút ra được nhiều bài học, bác chia sẻ với các cháu nhé.

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng, trong bất cứ tổ chức nào cũng tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, cho nên không thể chủ quan. Trong tất cả mọi thảm hoạ hay tai hoạ, phòng là tốt nhất, đừng để cháy rồi đi chữa, dù chữa tốt thế nào cũng thiệt hại.

Chính vì vậy, quản trị khủng hoảng là một phần việc quan trọng trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Đã là quản trị tất nhiên có quy trình, khoa học và có tính hệ thống. Bất cứ khâu nào bị khủng hoảng cũng dẫn đến khủng hoảng truyền thông. Trong thời đại mà mạng xã hội như con ngựa bất kham, thì không ai có thể lường hết hậu quả của khủng hoảng truyền thông.

Một là quản lý khủng hoảng nhân sự: Không để cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lãnh đạo dẫn đến xung đột nội bộ. Khi xung đột nội bộ xảy ra thì khủng hoảng truyền thông là điều không thể tránh được.

Hai là quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Không có gì hoàn hảo, sản phẩm dù chất lượng cao đến đâu cũng có những sai sót. Các hãng xe hơi lừng danh trên thế giới, với đội ngũ kỹ sư xuất sắc, vẫn cứ để xảy ra lỗi, phải thu hồi xe, tốn kém hàng tỉ đô la Mỹ. Cho nên, không thể chủ quan, mà theo sát quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng, hạn chế thấp nhất khủng hoảng chất lượng sản phẩm.

Ba là quản lý các nguy cơ bị cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiêp làm ăn chân chính không sợ cạnh tranh sòng phẳng trên thương trường. Tuy nhiên, những cú đánh dưới thắt lưng rất đáng sợ, và vụ con ruồi là cú đánh vậy đó.

Luôn luôn tỉnh táo quan sát, đừng để bị những cú đánh bất ngờ, lúc đó sự lương thiện phải trả giá quá đắt.

Các cháu lưu ý ba điều trên nhé.

 

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *