Từ “Trái Đất mọc” đến hố đen: Những bức ảnh thiên văn nổi tiếng nhất

Kiều Anh/ Báo VOV.vn
Ngoài bức ảnh đầu tiên về hố đen được công bố ngày 10/4, trong lịch sử ngành thiên văn học vẫn còn những bức ảnh nổi tiếng và giá trị khác.
Bức ảnh “Trái Đất mọc” (Earthrise) ngày 24/12/1968 là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Trái Đất được chụp từ tàu vũ trụ Apollo 11. Phi hành gia Neil Armstrong đã miêu tả cảnh này như sau: “Một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi rằng hạt đậu nhỏ bé màu xanh xinh đẹp kia chính là Trái Đất. Tôi giơ ngón cái lên, nhắm một mắt vào và ngón cái của tôi che khuất cả Trái Đất. Tôi không còn thấy nó to lớn nữa. Trái Đất rất, rất nhỏ bé”.
Bức ảnh do Neil Armstrong chụp ngày 21/7/1969 này ghi lại cảnh nhà du hành Buzz Aldrin đặt những bước chân đầu tiên trên Mặt Trăng. Những bước chân của phi hành gia này vẫn còn thấy rõ trên bề mặt của của thiên thể này.
Một bức ảnh ấn tượng về điểm màu đỏ vĩ đại trên sao Mộc và khu vực xung quanh nó được tàu thăm dò không gian Voyager 1 chụp ngày 25/2/1979.
Bức ảnh “Đốm xanh mờ” (Pale Blue Dot) là hình ảnh Trái Đất từ xa được tàu Voyager 1 chụp ngày 14/2/1990. Trái Đất chỉ là một điểm sáng nhỏ bé 0,12 pixel so với không gian rộng lớn trong bức ảnh này.
“Các cột sáng tạo” (Pillars of Creation) là bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn Hubble ngày 1/4/1995. Đây là 3 cột bụi khí nổi tiếng trong tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula) hay còn gọi là M16 và cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng.
Hình ảnh đầu tiên trên sao Hỏa được chụp bởi một chiếc camera toàn cảnh ngày 6/1/2004 từ một tàu thăm dò sao Hỏa. Đây là bức ảnh bề mặt hành tinh này rõ nét nhất từng chụp được.
Được gọi là trường ảnh siêu sâu (eXtreme Deep Field) hay XDF, bức ảnh này là sự kết hợp các dữ liệu được kính thiên văn vũ trụ Hubble thu thập được trong 10 năm. Bức ảnh của kính Huble đã đem tới cái nhìn chi tiết về một phần vũ trụ với hàng nghìn thiên hà từ gần cho tới xa.
Ánh sáng rớt lại của “vụ nổ lớn” (big bang) được tàu thăm dò Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát hiện. Bức xạ còn sót lại trên bầu trời này là khi vũ trụ chỉ mới 370.000 năm tuổi. Nó cho thấy những dao động nhiệt với những mật độ khác nhau, thể hiện các hạt hình thành nên cấu trúc tương lai chính là các ngôi sao và thiên hà ngày nay.
Các hình ảnh thu thập được từ kính thiên văn vũ trụ Chân trời Mới (New Horizons) cho thấy sự khác biệt trong thành phần cấu tạo và kết cấu của bề mặt sao Diêm Vương.
Đây là hình ảnh đầu tiên về hố đen được công bố ngày 10/4/2019 và được tạo ra từ sự kết hợp dữ liệu quan sát của 8 đài quan sát lớn trong số những đài tham gia dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT). Đây là hình ảnh vùng ngay phía ngoài của chân trời sự kiện, nơi khí được bồi tụ vào lỗ đen, phát sáng do được làm nóng trong quá trình gia tốc về phía lỗ đen.
 
NGUỒN:  Theo Báo VOV.vn
Link bài: Từ “Trái Đất mọc” đến hố đen…
(https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/tu-trai-dat-moc-den-ho-den-nhung-buc-anh-thien-van-noi-tieng-nhat-896946.vov)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *