20 loài hoa độc đáo có hình dáng kì lạ hiếm gặp trên thế giới

An Nhiên/ Báo Tiêu Dùng

Bỏ xa hơn 400.000 loài thực vật có hoa đã được phát hiện trên thế giới, những loài hoa dưới đây sẽ khiến bạn choáng ngợp vì hình dáng kì quái hiếm gặp.

1. Hoa dơi đen (Tacca Chantrierido)
Hoa dơi đen là một trong những loài thực vật hiếm gặp ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Loài hoa thoạt nhìn giống con dơi màu đen này còn được biết đến với tên là hoa quỷ dữ, hoa râu hùm, hoa mèo đen, đều là những cái tên khiến bạn “rợn tóc gáy”.

2. Hoa xác chết (Titan arum)

Được biết đến là loài hoa hiếm nở chóng tàn, hoa xác chết nở cực kỳ ít mà lại không theo bất cứ quy luật nào. Không những vậy, mỗi lần nở hoa tàn rất nhanh (nhiều nhất là 36 tiếng). Loài hoa này khi nở có mùi thịt thối rất hăng để thu hút ruồi và bọ cánh cứng đến thụ phấn. Chính vì mùi khó chịu nên loài hoa này mới có tên đáng sợ như vậy.

3. Hoa lan mặt khỉ (Orchis simian)

Được phát hiện tại Đông Nam Ecuador và biên giới Peru, đây là loài hoa có tên khoa học là Orchis simia. Cấu trúc của các cánh hoa với đài hoa, môi hoa, cánh hoa đen xen nhau tạo thành hình một con khỉ, hay nói chính xác hơn là khỉ đầu chó. Người ta phát hiện rằng mỗi cánh hoa đều mang mùi thơm tương tự như mùi phát ra từ quả cam đã chín.

4. Hoa lạc tiên (Passiflor)

Là loại cây dây leo bằng tua cuốn, thân mềm tròn và rỗng, có lông thưa, lạc tiên thường được phát hiện ở Nam Mĩ, Đông Á và Đông Nam Á. Không chỉ có cái tên mỹ miều, lạc tiên còn có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe con người.

5. Hoa lan ma (Dendrophylax lindenii)

Loài hoa này tưởng rằng đã bị tuyệt chủng trong 20 năm, nhưng nó lại xuất hiện trở lại đầy kỳ diệu ở vùng Florida, Cuba và Bahamas. Hoa lan ma đặc biệt ở chỗ, nó không có lá nên không thể tự quang hợp mà phải lấy dinh dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân.

6. Hoa nắp ấm khổng lồ (Nepenthes attenboroughii)

Được phát hiện ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, trên vùng núi Victoria của Philippines, cây ăn thịt khổng lồ tiết ra chất chết chóc nhưng trông giống như mật hoa để thu hút con mồi. Chất dịch của nó chứa nhiều axit và các enzym, con mồi nào dính phải thì không thể thoát ra và bị tiêu hủy thành phân bón cho cây.

7. Cúc vạn thọ socola (Cosmos atrosanguineus)

Loài hoa này chỉ có thể được tìm thấy tại Mexico và được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên hơn 100 năm nay. Nhưng sau đó, những bông hoa hiếm hoi này lại một lần nữa được tìm thấy. Cúc vạn thọ có màu nâu như màu sô cô la, đường kính từ 3-4cm. Vào mùa hè, những cánh hoa thường toát ra mùi socola rất thơm.

8. Hoa hình đôi môi khêu gợi (Psychotria elat)

Còn được biết đến với cái tên hoa nụ hôn, Psychotria elata sống sâu trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Châu Phi. Những bẹ hoa do lá biến đổi qua từng giai đoạn mà thành, kết hợp với màu đỏ tươi sáng làm người ta liên tưởng đến đôi môi căng mọng quyến rũ của một người phụ nữ tuyệt đẹp. Giai đoạn cuối cùng, khi các cánh hoa đã nở bung ra hết, đôi môi sẽ được thay thế bằng một bông hoa hình ngôi sao.

9. Hoa mỏ vẹt (Lotus berthelotii)

Đây là loài hoa rất hiếm từ năm 1884. Chúng được coi là hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên, mặc dù một số người vẫn tin rằng nó vẫn còn sống. Người ta đã tiến hành thí nghiệm để thụ phấn cho hoa và trồng ngoài tự nhiên nhưng rất ít những thí nghiệm này thành công. Vì vậy, Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí nghiệm.

10. Hoa mặt dơi (Cuphea llavea)

Hoa mặt dơi có nguồn gốc Mexico, tên khoa học (Cuphea llavea) có màu sắc cực kỳ nổi bật là đỏ và tím. Nó còn được gọi với cái tên là hoa tai thỏ, hoa xì gà. Loài hoa này chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chịu được hạn, chịu được nhiệt độ cao, màu sắc của nó rất thu hút chim ruồi, ong bướm.

11. Hoa móng cọp (Jade Vine)

Loài hoa này có nguồn gốc từ Philippines, có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là hoa móng cọp (hoặc hoa cẩm thạch). Thuộc họ đậu nên Jade Vine sử dụng rất nhiều đạm để nuôi dưỡng, phát triển. Thế nên trong môi trường tự nhiên, chúng thường xuyên bị thiếu chất, dẫn đến yếu dần đi, trơ trọi thân cành và không thể đâm hoa kết trái bình thường.

12. Hoa vua (Rafflesia arnoldii)

Sở dĩ gọi Rafflesia arnoldii là hoa vua bởi chúng là loài hoa lớn nhất thế giới. Người ta từng đo được bông to nhất có đường kính tới 1,4mvà nặng 50kg. Khi mới nở, chúng có mùi rất thơm, nhưng chỉ vài ngày sau lại phát ra mùi thịt thối rữa. Nhờ mùi thối này, ruồi nhặng và côn trùng đã xúm lại giúp chúng thụ phấn. Được biết, Rafflesia arnoldii chỉ mọc ở những khu rừng nhiệt đới.

13. Hoa vẹt (Impatiens psittacina)

Còn được biết đến với cái tên “chim vẹt có mùi thơm”. Hoa chim vẹt cực kỳ hiếm gặp, chỉ thấy ở Thái Lan, Manipur, Ấn Độ. Nó được xếp vào những loài hoa có nguy cơ tuyệt chủng và tuyệt đối không được phép mang ra khỏi đất nước.

14. Hoa Hydnora ở châu Phi

Loài hoa có cái miệng há rộng với lởm chởm “răng” này được phát hiện nhiều nhất ở các sa mạc khô cằn châu Phi như Nam Phi, Namibia, Namakwaland. Thoáng nhìn dễ lầm tưởng loài hoa đang chết khô vì nắng nóng nhưng càng đến gần bạn sẽ rất khó chịu với mùi hương tỏa ra từ chúng. Chỉ duy nhất phần hoa có màu nâu sẫm, sù sì với thịt mọng đỏ ngoi lên khỏi mặt đất thu hút những con bọ cánh cứng ưa thích mùi hôi đến thụ phấn, còn lại toàn bộ quả, thân cây nằm dưới mặt đất.

15. Thiên tài ngụy trang Lithops

Người ta gọi loài hoa này là Thạch Lan vì khi hoa chưa nở, chúng trông giống những viên sỏi, đá ẩn mình vào môi trường xung quanh. Không có dạng lá như thực vật bình thường mà lá của Lithops mang sắc thái khác nhau từ màu kem, xám, nâu, đến những lá được tô điểm thêm chấm đỏ li ti và thậm chí có hình dáng như bộ não rất đẹp. Mỗi năm, Thạch Lan chỉ cho ra 2 cặp lá mới vào mùa đông, phát triển bên trong cặp lá hiện tại và tới mùa xuân những chiếc lá cũ héo đi nhường chỗ cho cặp lá non.

Ngược lại với hình dáng kỳ lạ của lá thì hoa của loài thực vật này có màu vàng, trắng, tím với hương thơm ngào ngạt thường nhú ra từ khe nứt, vết tích còn lại từ cặp lá cũ đã rụng đi. Hạt giống Thạch Lan rất dễ nảy mầm nhưng cây non cần chế độ chăm sóc cẩn thận vì rất dễ bị tổn thương vào năm đầu tiên.

16. Hoa sao biển Stapelia flavopurpurea

Trông chúng y hệt những con sao biển trên cạn nhưng thực chất đây là loài hoa mọng nước nguồn gốc từ Nam Phi và Namibia thường mọc ở những vùng núi đá, dưới những tán cây dâm mát. Hoa nở rộ vào mùa hè thu, khi thời tiết ấm áp và chúng bước sang giai đoạn ngủ khi chớm đông. Nhìn đẹp mắt là vậy nhưng lại là một loài hoa có mùi thối rữa, chuyên hấp dẫn ruồi tới thụ phấn; một số khác lại sở hữu mùi hương dễ chịu. Những bông hoa có màu nhạt thường có hương thơm của mật ong hay bột hạnh nhân.

Hoa sao biển cũng mang nhiều sắc thái khác nhau trên nhiều mảng màu sắc thay đổi từ màu nâu sang đỏ thẫm, xanh lục hoặc vàng tươi, ở trung tâm hoa có màu trắng được phủ một lớp lông màu tím trắng.

17. Hoa… em bé

Có một giống hoa tulip nhỏ đáng yêu được mệnh danh là hoa “em bé”. Loài hoa này được phát hiện vào khoảng giữa những năm 1777 – 1788. Những mãi đến năm 1789, loài hoa này mới được công nhận và đặt tên. 

Trong giai đoạn nở hoa, những bông hoa em bé sẽ có hình dạng giống như những em bé được bọc trong tã trắng. Hoa em bé thường mọc ở những nước Nam Mỹ, đặc biệt là vào mùa hè. Hoa có màu trắng, hương thơm ngọt ngào. 

18. Torch Ginger (Etlingera elatior)

Một loài thực vật thân thảo lâu năm. Đây là một đặc biệt màu đỏ, hoa sáp tìm thấy trên khắp các khu vườn ở Costa Rica. Những bông hoa sặc sỡ được sử dụng trong trang trí sắp xếp trong khi nụ hoa là một thành phần quan trọng trong các món ăn Nonya laksa . Tại Bắc Sumatra, các nụ hoa được sử dụng cho một món ăn gọi là arsikikan

20. Sea Poison Tree (Barringtonia asiatica)

Một loài Barringtonia, phổ biến dọc theo bờ biển của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nó có mùi thu hút những con dơi và bướm vào ban đêm. Nó được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí ở một số vùng của Ấn Độ.

 
NGUỒN: Theo Báo Tiêu Dùng Plus
Link bài: 20 loài hoa độc đáo….
(http://tieudungplus.vn/20-loai-hoa-doc-dao-co-hinh-dang-ki-la-hiem-gap-tren-the-gioi-16064.html)
5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *