Nguyễn Thị Bích Kiều/ Khối QA-QC—–
Có 1 câu nói trong quyển sách Ba người thầy vĩ đại của tác giả Robin Sharma mà khiến Tôi phải thức tỉnh, câu nói đó là: “Cuộc đời là một hành trình đi tìm sự hoàn hảo cho chính bản thân chúng ta. Một con người mà không có sự thiếu sót nào để lấp đầy thì cuộc sống của người đó thật ko đáng sống…”
Nhìn lại chính mình sau gần 8 năm làm việc tại Tân Hiệp Phát, Theo một cách nào đó, sự trưởng thành của Tôi lớn lên rất nhiều lần qua những trải nghiệm, những vấp ngã, những bài học mà Tôi đã trải qua. Nhưng mặt khác, Tôi lại nhận ra mình rất nhỏ bé, nhỏ bé về những kiến thức, những tư duy, những kỹ năng … So với từng người, từng vị trí của Tân Hiệp Phát.
Tôi may mắn được chuyển đổi qua 3 vị trí công việc. Nhưng lần thay đổi công việc gần đây nhất khiến Tôi cảm thấy Tôi may mắn vì đã học được vô vàn kiến thức mới, tư duy mới, kỹ năng mới. Và thực tế là chỉ khi chúng ta vấp ngã thì bài học mà ta học mới thật sự tác động mạnh và khiến chúng ta ghi nhớ và trở thành bài học kinh nghiệm của chúng ta.
Chỉ trong vòng hơn 6 tháng, được làm việc tại vị trí CCCT & Certification, Tôi như trở thành con người mới với tư duy mở hơn, cách làm việc khoa học hơn, phương pháp làm việc hướng về khách hàng nhiều hơn.
Để được những thay đổi đó là nhờ vào sự dẫn dắt của cấp trên, người động viên những lúc Tôi ngã, người thẳng thắn nói về điều thiếu sót và không quên hướng dẫn cách Tôi giải quyết và cách Tôi thay đổi để tốt hơn. Điều mà Tôi ngưỡng mộ nhất từ người Chị ấy chính là cách Chị tư duy, khi có bất cứ điều gì đến Chị đều biến chúng trở nên đơn giản, dễ hiểu để từ đó xử lý chúng 1 cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Điều thứ 2 khiến Tôi luôn nhớ để nhắc nhở bản thân mình đó là định hướng dịch vụ khách hầng, khi Tôi làm bất cứ việc gì hay cải tiến điều gì đó, Chị đều hỏi và nhắc Tôi lấy khảo sát của khách hàng, ban đầu Tôi cứ tự hỏi: “Làm như vậy sẽ mất thời gian, việc mình làm là đúng với qui định hoặc cải tiến của mình là có hiệu quả”, nhưng sau này khi Tôi hỏi Chị Tôi mới càng thấm định nghĩa về dịch vụ: “Dịch vụ là hành động tạo ra giá trị cho người khác”.
Từ đó về sau Tôi luôn tự nhắc nhở mình: “Không chỉ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu, mà muốn hiểu người khác thì cần chính họ nói ra”. Điều thứ 3 Tôi học được từ Chị là cách chị tiếp nhận công việc, không hề phàn nàn, không nêu khó khăn, không biện minh từ chối, mà nhận và tìm cách làm cho kết quả được tốt nhất và đúng thời hạn, Chị giải thích khi Tôi thắc mắc, chị nói khi mình nêu khó khăn thì não mình sẽ tự đóng lại và không thể sáng tạo, Nhưng khi mình nhận việc một cách thoải mái thì não sẽ mở ra và sẽ tìm được cách làm tốt nhất.
Ngoài cấp trên, còn có các đồng nghiệp vô cùng dễ thương và đồng cảm, mặc dù công việc chỉ mình Tôi biết và hiểu nó đang như thế nào. Đã có lúc Tôi òa khóc trong tay đồng nghiệp vì áp lực, vì bế tắc, vì mệt mỏi. Nhưng cũng chính những người đồng nghiệp đó đã làm Tôi có thêm động lực để bước tiếp.
Và điều may mắn mà Tôi nhận được, đó chính là sự xuất hiện của người anh Cả của khối QA. 1 người tuy địa vị cao, nhưng Anh vô cùng dễ mến, hòa đồng. Anh luôn cho Tôi những lời khuyên, những lời động viên đúng lúc, Anh chia sẻ về cách sống và cách làm việc hiệu quả. Một con người tinh tế. Tôi học được ở Anh cách vượt lên mọi thách thức, rằng tất cả mọi chuyện đều có cách giải quyết, cách dung hòa cuộc sống nội tâm để sáng tạo hơn trong công việc. Câu nói của Anh khiến Tôi nhớ nhất: “Anh đang làm thuê cho các bạn”, điều này khiến cho mọi người cảm thấy họ làm chủ và vì vậy họ làm hết sức mình với công việc đó.
Sự lớn lên của con người là nhờ sự trải nghiệm và môi trường xung quanh họ. Cám ơn vì sự trưởng thành của Tôi. Cám ơn anh Cả, chị Hai và đồng nghiệp đáng yêu. Cám ơn Tôi đã cho chính bản thân mình cơ hội thách thức mình.Tuy ko phải vị trí quá cao hay công việc quá quan trọng, nhưng những thay đổi khiến Tôi phải thốt lên Cám ơn tất cả, Cám ơn Tân Hiệp Phát,… tất cả luôn ở trong trái tim Tôi.
Nguyễn Thị Bích Kiều