Những vấn đề pháp lý mà startup thường gặp

Hoài Sơn/ Báo TBCK

Ảnh minh họa

—–

Ở một số quốc gia, việc hình thành startup không nhất thiết dưới hình thức pháp nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát triển ý tưởng mô hình kinh doanh thường phải gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp, hoặc ít nhất cũng là hộ kinh doanh cá thể. Bởi nếu không xác định được chính xác hình thái tổ chức pháp lý phù hợp sẽ dẫn đến việc khó xác định được các yêu cầu cần thiết, điều kiện kinh doanh, giấy phép, thuế tương ứng…

Các nhà khởi nghiệp cần tìm hiểu về các giới hạn pháp lý cho startup của mình, các yêu cầu từ cơ quan nhà nước. Tính đến năm 2016, Việt Nam chưa có văn bản quy định cho startup. Startup vẫn được đồng nhất là “doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Các nhà làm luật xem start-up là một dạng của khởi nghiệp kinh doanh, do đó, họ xét startup thuộc vào nhóm doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu đầu tiên đó chính là đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp, đáp ứng những yêu cầu về quy định của nhà nước, tuân thủ nghĩa vụ về thuế; Thận trọng khi sử dụng vốn nhà nước, từ chính quyền hoặc vay vốn ngân hàng; Xem xét tính pháp lý đối với các loại hình kinh doanh mới, tự sáng tạo ra hoặc được đưa vào từ nước ngoài; Xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản vô hình và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thỏa thuận sáng lập viên: Nếu startup chưa hình thành pháp nhân thì thỏa thuận giữa các sáng lập viên cần phải làm thế nào cho hợp pháp và có tính ràng buộc nhau. Đây là thỏa thuận dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 do các bên tự thiết lập và chịu trách nhiệm.

Tài sản trí tuệ: Startup thường mang tính đổi mới, sáng tạo. Các startup thành công hiện nay đa phần trong lĩnh vực công nghệ hoặc có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó tài sản trí tuệ càng quan trọng hơn, ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư định giá startup tại thời điểm rót vốn.

Các yêu cầu cần thiết: Hình thái pháp lý của startup là gì, có cần xin sự đồng ý của cơ quan chức năng hay không? Sản phẩm, dịch vụ mà startup cung cấp có bị cấm hay hạn chế kinh doanh hay không? Đó là một số câu hỏi mà các sáng lập viên cần lưu ý và sau này cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư nếu startup huy động vốn.

Trách nhiệm cá nhân: Sáng lập viên startup thường là cá nhân, do đó các thỏa thuận, nghĩa vụ thuế từ hoạt động kinh doanh thu lợi trên thực tế gắn liền với cá nhân. Ngoài doanh nghiệp, cá nhân hoặc nhóm cá nhân cũng cần biết – hiểu – kiểm soát các rủi ro pháp lý khi khởi nghiệp.

Tiếp nhận vốn đầu tư: Về mặt pháp lý, nhà đầu tư sẽ quan tâm chủ yếu đến việc hình thái pháp lý là gì, hoạt động của startup có hợp pháp hay không. Ở chiều ngược lại, startup cũng cần biết về quyền sở hữu, nghĩa vụ thuế và các cam kết đã ký khi tiếp nhận vốn.

NGUỒN:  Theo Thời Báo Chứng khoán

Link bài: Những vấn đề pháp lý…

(https://tbck.vn/nhung-van-de-phap-ly-ma-startup-thuong-gap-47833.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *