Phạm Lê/ Báo VnMedia
—–
Cho tới thời điểm này, sau 45 năm có mặt trên thị trường công nghệ thế giới, Microsoft vẫn luôn khẳng định vị thế là một tập đoàn lớn, đứng đầu danh sách 5 công ty lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường đạt trên 1,4 nghìn tỷ USD…
Theo số liệu được tổng hợp vào ngày 30/4/2020, trong danh sách Forbes’ Global 2000 – bảng xếp hạng 2000 công ty đại chúng lớn nhất trên thế giới của tạp chí Forbes, Microsoft là công ty công nghệ có giá trị lớn nhất ở Mỹ và thứ hai trên thế giới. Trước đó, đầu tháng 1/2020, Global Finance đã so sánh 2 bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất theo quy mô và giá trị vốn hoá để tạo ra cái nhìn bao quát nhất về “những gã khổng lồ” trên bản đồ thế giới. Theo đó, 5 công ty lớn nhất thế giới dựa trên nhiều yếu tố kết hợp gồm: vốn hoá, ý tưởng, kỳ vọng, thương hiệu… chính là những doanh nghiệp đã từng bước thay đổi thế giới trong thập kỷ qua. Điều đặc biệt, trong số đó, Microsoft là cái tên được nhắc tới đầu tiên, sau đó mới tới Apple, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Facebook.
Vậy, bí quyết để “gã khổng lồ” công nghệ Microsoft được đứng trong danh sách 5 công ty lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường đạt trên 1,4 nghìn tỷ USD là gì?
Có một “thuyền trưởng” vững vàng chèo lái
Có thể nói, trước khi rời HĐQT Microsoft, Bill Gates đã xây dựng công ty thành “gã khổng lồ” công nghệ. Tuy nhiên, để duy trì được danh tiếng này, phải kể tới nỗ lực của những người kế nhiệm. Sau Bill Gates, CEO Steve Ballmer và hiện tại là Satya Nadella, Microsoft đang chứng tỏ sự hiện diện của mình mang tới ý nghĩa to lớn, với những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, cũng như cải thiện cuộc sống của con người.
Chắc hẳn với mỗi doanh nghiệp trên toàn cầu nào, khi vận hành và phát triển doanh nghiệp của mình, những người đứng đầu đều cùng có chung khát vọng đó là tạo ra lợi nhuận và có tác động tới xã hội. Trong hơn 5 năm kể từ khi “thế chỗ” Steve Ballmer, đương kim CEO của Microsoft hiện giờ – ông Nadella được đánh giá là Người đàn ông đã đưa gã khổng lồ trì trệ, lỗi thời đang trên bờ vực thẳm có một sự trở lại ngoạn mục.
Tháng 2/2014, sau nhiều đồn đoán, Microsoft tuyên bố Nadella chính thức trở thành CEO mới của công ty với sự ủng hộ của cả Ballmer và Gates. Sau gần 6 năm trở thành thuyền trưởng của Micorsoft, cuối tháng 11/2019, tổng lợi nhuận Microsoft mang đến cho các cổ đông trong nhiệm kỳ gần 6 năm của ông Nadella đã vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD. Trái ngược với thời điểm ông mới đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, công ty sản xuất phần mềm này dường như đang lao dốc.
Khi Nadella tiếp quản công ty vào năm 2014, Microsoft đang đứng trên vực thẳm, gần như không thể bắt kịp những xu hướng công nghệ quan trọng kể từ đầu thế kỷ. Họ hoàn toàn bị vượt mặt bởi những đối thủ sừng sỏ như Google phát triển công cụ tìm kiếm hay những mạng xã hội nổi tiếng. Nỗ lực bắt kịp Apple và Goolge trong lĩnh vực smartphone cũng không có thành quả. Theo đó, một trong những động thái đầu tiên của Nadella là đóng cửa Nokia. Hơn nữa, điện toán đám mây cũng bị Amazon “bỏ xa”.
Gốc rễ của vấn đề này Microsoft đã quá quen với việc nhận lợi nhuận từ việc độc quyền hệ điều máy tính mà họ tạo ra. Nỗ lực giữ vị trí “trung tâm của vũ trụ máy tính” cho Windows đã khiến các kỹ sư kiệt sức, không thể nỗ lực để bứt phá trong mảng smartphone và điện toán đám mây. Nadella đã đưa Microsoft trở lại mảng kinh doanh cốt lõi, trở về thời điểm trước khi Windows ra đời, khi các công cụ phần mềm của công ty được các công ty khác sử dụng để xây dựng công nghệ của riêng họ.
Sự hồi sinh của Microsoft đã giúp cho giới đầu tư ở Phố Wall tiếp tục đặt niềm tin vào công ty này, khi cổ phiếu tăng tới 50% trong cả năm 2019, gần gấp đôi so với đà tăng của cả thị trường chứng khoán. Yếu tố này đã đưa vốn hoá của công ty lần đầu tiên vượt mốc 1 nghìn tỷ USD và hiện đã được 1/5 chặng đường để đi đến cột mốc 2 nghìn tỷ USD.
Đến giữa tháng 11/2019, vốn hoá của Microsoft tiến đến con số 850 tỷ USD, thêm vào đó là thương vụ mua 150 tỷ USD cổ phiếu quỹ và cổ tức được trả trong cùng kỳ, theo đó lợi nhuận của cổ đông công ty này nhận được trong “nhiệm kỳ” của Nadella đã đạt đến 13 chữ số. Con số này vẫn không quá lớn so với 1,27 nghìn tỷ USD cổ đông của Apple nhận được trong 8 năm. Tuy nhiên, khi Tim Cook chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo thiên tài có thể đáp ứng được tiềm năng toàn diện của một công ty mà Steve Jobs xây dựng, thì thành tích của Nadella lại nghiêng về việc hồi phục một công ty đang đứng trên “vực thẳm”.
Thành công với hướng đi chiến lược “điện toán đám mây”
Nhìn vào Microsoft ba năm gần nhất, có thể nhận ra doanh nghiệp này đã cộng thêm 800 tỉ USD vào giá trị vốn hóa, con số gấp 5,5 lần giá trị vốn hóa của Netflix. Bí quyết đứng sau sự tăng trưởng thần kỳ của Microsoft là gì? Microsoft vốn được biết tới là công ty sáng tạo nên Windows – hệ điều hành đầu tiên và được ưa chuộng nhất thế giới. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Satya Nadella nhậm chức CEO Microsoft vào năm 2015. Satya Nadella đã tái tạo Microsoft thành một nhà lãnh đạo đám mây, trở thành một trong hai nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều giải pháp nền tảng/dịch vụ cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.
Microsoft đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ mô hình giấy phép vĩnh viễn truyền thống sang mô hình đăng ký và chấp nhận phong trào nguồn mở. Ngoài ra, Microsoft đã thoát khỏi ngành kinh doanh điện thoại di động có mức tăng trưởng thấp, lợi nhuận thấp và đang thúc đẩy việc chơi game dựa trên nền tảng đám mây hơn. Những yếu tố này đã biến Microsoft thành một công ty có sự tập trung hơn, mang lại sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng với tỷ suất lợi nhuận cao và mở rộng.
Với quan điểm đó, CEO Satya Nadella đã chuyển trọng tâm từ Windows sang điện toán đám mây. Kể từ đó, doanh thu từ các dịch vụ đám mây đã nhảy vọt từ 2,8 tỉ USD lên 38,1 tỉ USD. Và giờ, đám mây thực sự là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho Microsoft. Năm 2019, đám mây đã đóng góp gần 1/3 doanh thu công ty. Không còn là công ty của hệ điều hành Windows hay máy chơi game Xbox, Microsoft nay đã trở thành công ty cung cấp dịch vụ và công nghệ điện toán đám mây hàng đầu thế giới. Theo Marketwatch, ngành công nghiệp đám mây xoay quanh dữ liệu. Dữ liệu trên Internet càng nhiều thì nhu cầu dành cho các đám mây càng lớn. Giá trị của ngành hiện tại đạt 300 tỉ USD và đến năm 2023 sẽ lên tới 614 tỉ USD.
Mặc dù doanh nghiệp dẫn đầu thị trường đám mây hiện tại là Amazon, với 39% thị phần toàn ngành, song trên thực tế, Microsoft đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách này một cách ngoạn mục. Nếu như năm 2019, Amazon chứng kiến mức tăng trưởng ngành đám mây thấp nhất kể từ năm 2015, thì cũng trong tháng 10/2019, bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định giao hợp đồng đám mây trị giá 10 tỉ USD cho Microsoft chứ không phải là Amazon. Được biết, hợp đồng giữa bộ Quốc phòng Mỹ và Microsoft có thời hạn tới 10 năm. Với chiến thắng này của Microsoft, chuyên gia phân tích của Wedbush Daniel Ives nhận định đây là dấu hiệu chỉ ra khả năng Microsoft vượt qua đối thủ trên thị trường điện toán đám mây dự kiến sẽ đạt trị giá 1.000 tỉ USD trong 10 năm tới.
NGUỒN: Theo Báo VnMedia
Link bài: Bí quyết…
(https://www.vnmedia.vn/cong-