TN/ Báo Tri Thức Trẻ
Do thường bị “khuất” khi ở vị trí giữa, các lãnh đạo cấp trung thường không nhận được sự tín nhiệm hay sự công nhận họ mong muốn và xứng đáng được hưởng. Thực tế này có thể thách thức cái tôi của họ.
Việc ai đó muốn được công nhận là điều rất bình thường. Các nhà lãnh đạo cũng vậy. Do thường bị “khuất” khi ở vị trí giữa, các lãnh đạo cấp trung thường không nhận được sự tín nhiệm hay sự công nhận họ mong muốn và xứng đáng được hưởng. Thực tế này có thể thách thức cái tôi của họ. Thách thức là trở thành một cầu thủ trong đội và hài lòng khi đóng góp. Dưới đây là cách thực hiện điều đó:
Tập trung vào nhiệm vụ hơn là vào giấc mơ
Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng nổi tiếng Leonard Bernstein một lần được hỏi loại nhạc cụ nào ông cho là khó chơi nhất. Ngẫm nghĩ một lát, ông trả lời: “Violin số hai. Tôi có thể có nhiều nghệ sĩ chơi violin số một, nhưng để tìm được người nhiệt tình chơi violin số hai là cả một vấn đề.” Chúng ta thường quá chú trọng đến giấc mơ và mục tiêu của mình đến nỗi không nhìn thấy những trách nhiệm ngay trước mắt.
Lãnh đạo hiệu quả chú ý vào việc tạo ra kết quả chính là chú ý vào sự thăng tiến. Họ khiến công việc được hoàn thành. Nhà thơ Walt Whitman đã viết:
Có một anh chàng chưa bao giờ bị khước từ Bất cứ nơi đâu anh tình cờ lạc đường
Đều được đón tiếp niềm nở
Ở những thị trấn đông dân, hay ở chỗ các nông dân làm cỏ Anh đều được chào mừng
Trên sa mạc toàn cát và ở sâu trong
Nơi nào anh tới, ở đó có những bàn tay vẫy chào Anh ấy là người hoàn thành mọi công việc.
Nếu bạn liên tục hoàn thành công việc, bạn sẽ được chú ý. Và quan trọng hơn, bạn sẽ hài lòng với công việc ngay cả khi người khác chưa nhận ra nỗ lực của bạn.
Đánh giá cao giá trị chức vị của mình
Không phải ai cũng hiểu hoặc đánh giá cao việc bạn làm. Vì vậy, điều quan trọng là chính bạn đánh giá cao việc mình làm. Charles H. Townes đã kể một câu chuyện thú vị trong bài phát biểu nhận giải Nobel: “Khi ngước lên nhìn bức tường đồ sộ của Hoover Dam, một con hải ly nói với một con thỏ, ‘Không, tôi không tự mình xây nó. Nhưng nó dựa trên ý tưởng của tôi.’”
Mỗi chức vụ đều có giá trị, song chúng ta thường không trân trọng nó. Bạn khiến nó trở nên quan trọng bằng cách trân trọng nó. Nếu chúng ta ghét chức vụ của mình, thì đó có thể bởi vì cái tôi gọi là “căn bệnh đích đến” hay hội chứng “cỏ nhà hàng xóm xanh hơn”. Nếu cứ mơ tưởng một nơi nào đó chỉ vì nghĩ nó tốt hơn, chúng ta sẽ không thể hài lòng với vị trí của mình cũng như không làm việc cần làm để thành công.
Hài lòng khi biết lý do thật sự cho thành công của một dự án
Trong cuốn sách Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại), Jim Collins viết về lãnh đạo “cấp độ thứ năm”. Ông nói rằng những người lãnh đạo tổ chức của họ thanh thản và khiêm nhường đạt hiệu quả hơn nhiều những lãnh đạo hào nhoáng, cuốn hút, nổi bật. Một trong những lý do tôi tin nhận xét này là đúng, đó là các lãnh đạo giỏi hiểu rằng họ thật sự không xứng với tất cả sự tín nhiệm vì thành công của tổ chức. Thành công do những người hoàn thành công việc tạo ra, đặc biệt là những lãnh đạo cấp trung của tổ chức.
Khi bạn làm tốt công việc và hiểu rõ tác động của việc bạn làm, hãy tặng cho mình sự mãn nguyện. Khi bạn biết mình đang tạo ra đóng góp đáng kể, bạn ít cần động lực thúc đẩy bên ngoài. Định nghĩa tinh thần cao là “Tôi tạo ra sự khác biệt.”
Đón nhận sự khen ngợi từ các lãnh đạo cấp trung khác
Không có lời khen ngợi nào đáng giá hơn sự thừa nhận và đánh giá cao của người có hoàn cảnh, chức vụ hoặc kinh nghiệm giống bạn. Điều đó đúng không? Một nhạc sĩ có thể sung sướng với lời tán tụng của người hâm mộ, nhưng lời tán thưởng từ một nhạc sĩ khác có ý nghĩa hơn nhiều. Khi một doanh nhân nhận xét ai đó giỏi phát hiện cơ hội, bạn tin ngay điều đó. Tương tự, khi một người khác cũng là lãnh đạo cấp trung của tổ chức nói với bạn: “Làm tốt đấy,” bạn sẽ ghi nhớ sâu sắc.
Tiểu thuyết gia Mark Twain từng nói: “Một lời khen ngợi có thể nuôi sống tôi một tháng.” Dựa theo nhận định của Mark Twain, nhà diễn thuyết nổi tiếng Brian Tracy lập ra bảng đánh giá sức mạnh của lời khen. Trong đó, “tuổi thọ” của lời khen phụ thuộc vào đối tượng đưa ra lời khen.
Mọi người thích được sếp khen ngợi và ra sức kiếm tìm lời khen đó. Nhưng lời khen từ đồng nghiệp, những người có cùng hoàn cảnh với bạn, có ý nghĩa hơn nhiều.
NGUỒN: Theo Báo Tri Thức Trẻ
Link bài: Bốn cách giải...
http://ttvn.toquoc.vn/bon-