Những dấu ấn trong giới khởi nghiệp thế giới năm 2020

Thành Dương theo Tech In Asia/ Báo VnExpress

Nguồn hình: cafef.vn

Các startup đã huy động tổng cộng 128.000 tỷ USD để vượt qua những thách thức do Covid-19 và hình thành một hệ sinh thái rõ nét hơn trong năm qua.

Startup up nhận vốn nhiều nhất

Reliance Jio – Chi nhánh dịch vụ kỹ thuật số của Reliance Industries có trụ sở tại Ấn Độ nhận tổng cộng 16 tỷ USD từ Facebook, General Atlantic, Google, KKR, Mubadala, Silver Lake và Vista Equity Partners vào tháng 7 năm nay. Trước đó, startup gọi vốn thành công 9,7 tỷ USD từ Cơ quan đầu tư Abu Dhabi, Intel Capital, KKR, L Catterton, Mubadala, Qualcomm Ventures, Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia, Silver Lake, TPG Capital và Vista Equity.

Autohome – Công ty khởi nghiệp Trung Quốc, cung cấp các trích dẫn, tin tức, đánh giá lái thử và thông tin mới nhất về ôtô, đã nhận khoản tài trợ trị giá 2,48 tỷ USD từ Ping An Group trong vòng đầu tư chiến lược diễn ra vào tháng 7.

Trong tháng ba, Gojek, gã khổng lồ gọi xe có trụ sở tại Indonesia đã huy động 1,2 tỷ USD trong loạt series F. Cuối tháng 6, công ty có thêm vốn từ Facebook, Google, PayPal và Tencent, nâng tổng số tiền huy động được lên hơn 3 tỷ USD.

Gojek là kỳ lần nổi bật ở Đông Nam Á. Ảnh:123rf.

Flash Express – Công ty hậu cần thương mại điện tử có trụ sở tại Thái Lan này gọi vốn 200 triệu USD trong vòng tài trợ series D vào tháng 10 từ Durbell, Krungsri Finnovate và PTT Public Company.

Các quốc gia hút nhiều đầu tư nhất

Trung Quốc thu về 71,3 tỷ USD. Các thương vụ đáng chú ý ở quốc gia tỷ dân này bao gồm vòng tài trợ giai đoạn cuối trị giá 1,7 tỷ USD của nhà cung cấp dịch vụ hậu cần thông minh Manbang và vòng đầu tư chiến lược 1,49 tỷ USD của công ty khởi nghiệp ôtô điện Zhiji Motors.

Manbang – công ty cho thuê xe tải của Trung Quốc, hậu thuẫn bởi Google. Ảnh: Techcrunch.

Ấn Độ tổng cộng 45,6 tỷ USD. Reliance Jio và Reliance Retail là các dịch vụ kỹ thuật số và nhánh bán lẻ của tập đoàn Reliance Industries có trụ sở tại Ấn Độ, đứng đầu bảng xếp hạng tài trợ với số vốn đầu tư lần lượt là 16 tỷ USD và 9,7 tỷ USD.

Singapore thu hút 3,7 tỷ USD. Dù không lớn nhưng 850 triệu USD của Grab và 285 triệu USD của AMTD Digital cũng đưa đảo quốc sư tử vào nhóm các quốc gia hút vốn đầu tư khởi nghiệp lớn ở châu Á.

Israel là 3,1 tỷ USD. Công ty khởi nghiệp vận tải Via và công ty an ninh mạng Cato Networks nhận lần lượt 200 triệu và 130 triệu USD trong vòng series E là những điểm nổi bật trong hoạt động gây quỹ của nước này.

Indonesia 2,8 tỷ USD. Tiêu điểm trong bảng xếp hạng tài trợ của Indonesia là 1,2 tỷ USD vòng F của Gojek và vòng tài trợ giai đoạn cuối 250 triệu USD của Traveloka.

Thương vụ mua bán lớn nhất

Intel mua lại công ty khởi nghiệp Moovit có trụ sở tại Israel với giá 900 triệu USD vào tháng 5.

WhiteHat Jr. – Công ty khởi nghiệp edtech có trụ sở tại Ấn Độ được công ty công nghệ giáo dục địa phương Byju’s mua lại trong một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD vào tháng 8.

Paysense, một công ty khởi nghiệp fintech có trụ sở tại Ấn Độ, được mua lại bởi công ty fintech thuộc sở hữu của Naspers là PayU với giá 185 triệu USD vào tháng một.

Gojek có trụ sở tại Indonesia mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ điểm bán hàng di động Moka trong một thỏa thuận trị giá 130 triệu USD vào tháng 4.

Intuit có trụ sở tại Mỹ, công ty mẹ của phần mềm kế toán Quickbooks, mua lại TradeGecko trong một thỏa thuận trị giá 80 triệu USD vào tháng 8 năm nay.

 

NGUỒN:  Theo Báo VnExpress

Link bài: Những dấu ấn…

https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/nhung-dau-an-trong-gioi-khoi-nghiep-the-gioi-nam-2020-4214564.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *