Cách ‘bắt bài’ người nói dối

Nhật Minh  theo Brightside/ Báo VnExpress

Người nói dối thường sẽ có những biểu hiện bất thường, không chỉ trong cử chỉ, ánh mắt, mà cả trong nội dung câu chuyện.

 

Yêu cầu họ kể lại câu chuyện theo trình tự ngược thời gian

Nói dối “hành hạ” tinh thần nhiều hơn nói sự thật. Nếu bạn tăng thêm độ phức tạp về nhận thức, các dấu hiệu nói dối dễ phát hiện hơn.

Trong một nghiên cứu, 80 nghi phạm nói sự thật hoặc nói dối về một sự kiện được dàn dựng. Một số người được yêu cầu kể câu chuyện theo thứ tự ngược lại, những người khác kể theo thứ tự thời gian. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người kể theo thứ tự ngược lại lộ nhiều chi tiết cho thấy họ nói dối hơn.

Trong thử nghiệm thứ hai, 55 cảnh sát đã xem các cuộc trò chuyện thu băng từ thử nghiệm đầu tiên. Họ được yêu cầu xác định ai đang nói dối và ai không. Kết quả cho thấy, họ có thể phát hiện những lời nói dối trong các cuộc phỏng vấn theo trình tự ngược nhiều hơn kể theo trình tự thời gian.

 

Sử dụng yếu tố bất ngờ

Nếu bạn nghĩ rằng một người có khả năng một người đang nói dối, hãy đặt một câu hỏi ngẫu nhiên xen giữa câu chuyện của họ. Hãy hỏi một điều thật cụ thể nếu có thể.

Bằng cách này, họ sẽ phải phát triển lời nói dối của mình, đến mức thực sự mắc bẫy chính mình giăng ra.

 

Kiểm tra xem câu chuyện có mơ hồ không

Hãy chú ý đến mức độ mơ hồ của câu chuyện. Nếu người nói cố ý bỏ qua những chi tiết quan trọng, thì đó có thể là do họ đang nói dối.

 

Cười giả tạo

Khi nói dối, người ta thường mím môi, hành động này khiến nụ cười trông giả tạo.

“Một người trung thực mỉm cười thì cả khuôn mặt của họ lộ rõ điều đó, giống như nàng Mona Lisa nổi tiếng. Vết chân chim biểu thị sự trung thực”, Wendy L. Patrick, luật sư, nhà bình luận truyền thông, nói.

 

Hỏi họ cùng một câu hỏi theo những cách khác nhau

Khi bạn đặt câu hỏi bằng 3 cách khác nhau, sẽ buộc người trả lời cung cấp thêm thông tin về câu chuyện đang kể. Nếu nói dối, họ sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các từ, cụm từ và thậm chí là các chi tiết giống nhau.

 

Sự thay đổi của giọng nói

Khi nói dối, tốc độ của giọng nói cũng thay đổi. Nếu bạn thấy đối phương nói nhanh hơn hoặc chậm hơn, rất có thể họ đang cố nói dối. Tương tự giọng điệu cao hay thấp của giọng nói cũng tố cáo người nói đang không chắc chắn.

 

Trả lời chậm hơn

Nếu bạn hỏi một câu tương đối dễ trả lời, nhưng đối phương mất nhiều thời gian, chứng tỏ họ đang suy nghĩ cần nói gì và cố gắng tiếp tục nói dối.

Nếu họ nói nhanh, cũng không phải dấu hiệu tốt. Có thể điều đó rất có thể đồng nghĩa với việc họ đã soạn sẵn câu trả lời.

 

Xem họ có tự tin không

Nếu nói thật, người nói sẽ rất tự tin. Nhưng khi nói dối, họ dễ mất kiểm soát, sự tự tin biến mất. Họ càng lúc càng rụt rè và bối rối hơn.

Phản biện lời nói dối

Hãy cung cấp những sự thật mà bạn đã biết để tố cáo hành vi gian dối. Nếu ai đó nói dối trắng trợn, bằng cách thêm quá nhiều thông tin bạn nghi ngờ, hãy vạch tội. Nhưng nên cẩn thận và sử dụng các dữ kiện phù hợp.

 

NGUỒN:  Theo Báo VnExpress

Link  bài: Cách ‘bắt bài’…

https://vnexpress.net/cach-bat-bai-nguoi-noi-doi-4252803.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *