Lê Hiệp/ Báo Thanh Niên
—–
Với cách thực hiện phòng chống dịch hiện nay, Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch COVID-19, đó là điều chắc chắn. Nhưng sự mong mỏi của Chính phủ cũng như ước ao của người dân đó là kiểm soát được sớm một ngày, lợi cho dân cho nước được một ngày.
Ai cũng biết, chỉ có cách duy nhất để chặn đứng dịch, đó là vaccine. Do đó, phải tập trung mọi nguồn lực để mua vaccine, tiêm vaccine cho toàn dân ở độ tuổi cần tiêm.
Chính phủ đã huy động tài chính từ xã hội, lòng dân cũng đã rõ, chúng ta có thể nhìn thấy được qua sự hưởng ứng nhiệt tình đối với quỹ vaccine.
Có nhiều cách chia sẻ với Chính phủ, trong đó có sự tài trợ của các tài đoàn lớn, có sự đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân.
Nhưng có một sự đóng góp khác chúng ta cũng phải tính đến, đó là người dân chủ động tiêm vaccine dịch vụ trả tiền. Mỗi người đi tiêm vaccine dịch vụ, không sử dụng tới nguồn vaccine miễn phí cung cấp theo đối tượng là đã giảm bớt gánh nặng ngân sách. Mặc dù là tiêm vaccine cho bản thân, nhưng đó chẳng phải là một sự đóng góp hay sao.
Nhưng vấn đề là vaccine ở đâu ra để mà tiêm dịch vụ?
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 21.6, “chỉ riêng một đơn vị đã có khoảng 1 triệu khách hàng đăng ký chờ được tiêm dịch vụ”.
Nếu có cơ chế, cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiêm vaccine, hoạt động song song với tiêm theo các nhóm đối tượng được tiêm ưu tiên miễn phí, thì độ bao phủ vaccine sẽ rộng hơn, tiến độ nhanh hơn và mang lại sự tiết kiệm lớn hơn.
Trần Quí Thanh
—–
Nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã rất ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh các cổ động viên bóng đá ngồi kín khán đài Sân vận động Puskás Arena ở Hungary khi theo dõi các trận đấu tại Euro 2020.
Đây là sân vận động duy nhất hiện tại của châu Âu cho phép 100% khán giả vào sân với sức chứa 68.000 người.
Tại Việt Nam, chúng ta mới bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 kể từ tháng 3.2021 và cho tới nay mới chỉ hơn 2 triệu liều được tiêm, đạt tỷ lệ 2,3% dân số; số người tiêm đủ 2 liều mới chỉ là hơn 100.000 người, đạt tỷ lệ chỉ 0,1%.
Bộ Chính trị trong kết luận tại cuộc họp hôm 11.6 về công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng đã nêu rõ yêu cầu xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của nhà nước mua, cung cấp vắc xin ngừa Covid-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt tiêm vắc xin cho người dân.
Mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã chỉ đạo chuẩn bị khởi động cơ chế tiêm dịch vụ vắc xin Covid-19 sau khi tiêm xong cho đối tượng ưu tiên và đạt miễn dịch cộng đồng.
Mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược vắc xin là đẩy nhanh việc mua và cung cấp được nhiều nhất vắc xin Covid-19 đến người dân để đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng. Chính vì vậy, trong thời điểm mà “nguy cơ lỗi nhịp” trong chiến lược vắc xin đang hiện hữu, thì cần phải huy động mọi nguồn lực, mọi khả năng, mọi hình thức và bằng mọi cách để thực hiện được mục tiêu nói trên.
Trong những ngày qua, TP.HCM và nhiều địa phương, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, cũng đã đề xuất được chủ động tiếp cận nguồn vắc xin và sớm thực hiện cơ chế vắc xin dịch vụ bên cạnh việc tiêm vắc xin miễn phí theo đối tượng ưu tiên. Đây là những giải pháp hoàn toàn khả thi, thậm chí rất cần thiết để tập trung các nguồn lực xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược vắc xin, không chỉ là mua mà còn tổ chức tiêm cho người dân.
Nếu việc tiêm vắc xin dịch vụ có thể triển khai sớm, song song với tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng ưu tiên, hay các vùng đang có dịch bùng phát, thì không chỉ đẩy nhanh được độ phủ của vắc xin Covid-19 mà còn giúp nhà nước giảm được gánh nặng ngân sách. Nguồn ngân sách nhà nước cho việc này hay Quỹ vắc xin Covid-19 đã được rất nhiều người dân, doanh nghiệp ủng hộ những ngày qua có thể dùng để tập trung cho “trụ cột” thứ 2 của chiến lược vắc xin: nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin trong nước để chủ động nguồn cung.
NGUỒN: Theo Báo Thanh Niên
Link bài: Chiến thuật…
https://thanhnien.vn/chao-