Ăn 20.000 chiếc bánh để tìm hiểu lịch sử của hamburger

Phương Kim/ Người Đồng Hành


George Motz, một học giả về hamburger, đã dành hơn 20 năm cuộc đời của mình đi khắp nước Mỹ để nghiên cứu về bánh mì kẹp thịt. Sau khi sản xuất, quay, biên tập và đạo diễn bộ phim tài liệu năm 2004 với tựa đề “Hamburger America”, Motz tiếp tục xuất bản cuốn sách hướng dẫn về hamburger theo từng tiểu bang, và sau đó là cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của ông, “The Great American Burger Book” vào năm 2016.

Motz ước tính có thể đã ăn khoảng 20.000 chiếc hamburger trong đời và không có kế hoạch dừng lại sớm. Trong các chuyến du lịch của mình, Motz đã thấy các cơ sở kinh doanh bánh mì kẹp thịt vẫn tiếp tục làm hamburger theo cách từ hơn một thế kỷ trước. 

pexels-photo-1633578-jpeg-8897-165165722
Hamburger là đặc trưng ẩm thực của nước Mỹ. Ảnh: Pexels

Theo Motz, câu chuyện về nguồn gốc của bánh hamburger bắt đầu từ Mông Cổ vào thế kỷ 13, khi người Mông Cổ và người Tatars xảy ra chiến sự. Người Tatars có sở thích ăn thịt cừu sống, họ cưới ngựa và mang theo loại thức ăn ngày đi cùng. Vào cuối ngày, họ dựng lều trại và lấy thịt cừu này mang băm nhỏ, có thể thêm một số gia vị để ăn. Món ăn này được truyền tới các công nhân và các cảng dọc biển Baltic, rồi tiếp cận nhiều khu vực phía tây châu  u, bao gồm cả Scandinavia.

Từ đó, món ăn đến Đức và cảng Hamburg. Nhiều thế kỷ sau khi đến Đức, món ăn này được chuyển từ thịt cừu sống sang thịt bò băm nhỏ nấu chín, ngày nay gọi là frikadellen.

Motz giải thích rằng khi những người Đức di cư chờ tàu, họ đã ăn frikadellen vì nó ngon và rẻ. Khi rời Hamburg đến Mỹ vào giữa thế kỷ 19, họ đã mang theo món ăn này. Frikadellen chẳng có nghĩa gì đối với hầu hết những người đang sống ở Mỹ nên họ phải đổi tên thành “bít tết theo phong cách Hamburg” hay đơn giản là “bít tết Hamburg”.

Khi những người Đức di cư chuyển về phía tây nước Mỹ để làm trang trại, các hội chợ cấp nhà nước cũng bắt đầu xuất hiện. Nông dân thuộc mọi tầng lớp xã hội tham dự hội chợ này để tìm hiểu về các phương pháp và thiết bị nông nghiệp khác nhau. Người Đức di cư lúc này đã mở những quầy hàng phục vụ bít tết Hamburg.

Trong khi xúc xích được phục vụ tại các hội chợ trước hamburger nhưng Motz tin rằng chính nó đã truyền cảm hứng cho một vài nơi bắt đầu nhét những miếng bít tết Hamburg vào bánh mì, khiến chúng trở thành sandwich Hamburg và sau này là hamburger.

http-cdn-cnn-com-cnnnext-dam-a-4622-7831
Thịt bò băm nấu chín nhét vào bánh mì để trở thành hamburger. Ảnh: Adobe Stock

Xu hướng bánh mì kẹp thịt bắt đầu nở rộ ở các nhà hàng. Theo Motz, bánh hamburger gần như là phát minh ẩm thực duy nhất ở Mỹ trong khoảng 100 năm trở lại đay. Ban đầu nó là món của Đức nhưng chúng tôi đã áp dụng và làm cho nó trở nên khác biệt bằng cách cho thịt vào bánh mì”.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, hamburger vẫn đứng vững trên thị trường Mỹ. Những cửa hàng hamburger nổi tiếng xứ cờ hoa có thể kể đến như Louis ‘Lunch, nằm ở New Haven, Connecticut, đã phục vụ bánh mì kẹp thịt từ năm 1895; White Manna ở Hackensack, New Jersey, bán hamburger kể từ năm 1946; Powers Hamburgers đã phục vụ khách hàng ở Fort Wayne, Indiana, kể từ năm 1940…

http-cdn-cnn-com-cnnnext-dam-a-9160-9660
Cửa hàng Louis ‘Lunc. Ảnh: Getty Image

Nguồn: https://ndh.vn/loi-song/an-20-000-chiec-banh-de-tim-hieu-lich-su-cua-hamburger-1314992.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *