Diệu Thanh/ Báo Mới
Là người làm công ăn lương, Khánh Nguyễn ở TP.HCM nghiêm khắc thực hiện kế hoạch tiết kiệm ít nhất 50% thu nhập để hoàn thành mục tiêu mua nhà.
Zing chia sẻ câu chuyện mua nhà của Khánh Nguyễn (30 tuổi). Anh đang làm quản lý truyền thông và marketing trong lĩnh vực F&B.
10 năm tiết kiệm tiền gửi mẹ
Tôi mua căn nhà đầu tiên của mình ở quận Tân Bình với giá 4 tỷ đồng. Trong đó, tôi tiết kiệm và được gia đình hỗ trợ 2 tỷ đồng. Số tiền còn lại tôi vay ngân hàng và trả trong thời gian 20 năm. Sau khi mua nhà, tôi tốn thêm 700 triệu làm nội thất.
Từ khi đi làm và nhận những đồng lương đầu tiên cách đây 10 năm, tôi đã đặt mục tiêu phải mua nhà. Là một người thích sự an toàn và không có nhiều kiến thức về đầu tư, tôi chọn cách đơn giản nhất là kiên trì tiết kiệm, tích cóp tiền.
Vì là người làm công ăn lương hàng tháng nên tôi luôn chia thu nhập thành 4 đầu mục chính rõ ràng: Tiền gửi cho ba mẹ, tiền chi tiêu cho nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tiền chi trả thẻ tín dụng và tiền tiết kiệm. Con số sẽ thay đổi phụ thuộc vào nguồn thu của tôi ở từng thời điểm.
Khi lương mới 7 triệu, tôi đã để dành 5 triệu gửi mẹ giữ. Sau đó, tôi đều đặn duy trì việc mỗi tháng trích 50% tiền lương gửi mẹ để tiết kiệm từ năm 2013 đến năm 2017, dù mức lương là bao nhiêu. Đến năm 2019 để đẩy nhanh tiến độ, tôi bắt đầu làm nhiều việc cùng lúc. Tổng kết riêng năm 2019, tôi đã tiết kiệm được gần 500 triệu.
Suốt 10 năm qua, tôi luôn duy trì thói quen tự nấu cơm mang đi làm. Khi không còn ở với gia đình, tôi vẫn duy trì mỗi ngày nấu cơm ít nhất một lần, một tuần nấu cơm ít nhất 6 ngày.
Chính điều nhỏ nhặt này khiến tôi tiết kiệm thêm được một số tiền kha khá, sức khỏe cũng được cải thiện vì đồ ăn nhà làm lúc nào cũng ngon miệng và sạch sẽ.
Tôi hầu như không tìm niềm vui trong việc đi bar/pub vì tôi thấy việc này rất lãng phí và không cần thiết. Tôi chỉ mua sắm khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này vừa giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng tối giản, vừa giúp tôi tiết kiệm được những khoản chi phí không đáng có.
Vì là người làm công ăn lương hàng tháng nên tôi luôn chia thu nhập thành 4 đầu mục chính rõ ràng: Tiền gửi cho ba mẹ, tiền chi tiêu cho nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tiền chi trả thẻ tín dụng và tiền tiết kiệm. Con số sẽ thay đổi phụ thuộc vào nguồn thu của tôi ở từng thời điểm.
Khi lương mới 7 triệu, tôi đã để dành 5 triệu gửi mẹ giữ. Sau đó, tôi đều đặn duy trì việc mỗi tháng trích 50% tiền lương gửi mẹ để tiết kiệm từ năm 2013 đến năm 2017, dù mức lương là bao nhiêu. Đến năm 2019 để đẩy nhanh tiến độ, tôi bắt đầu làm nhiều việc cùng lúc. Tổng kết riêng năm 2019, tôi đã tiết kiệm được gần 500 triệu.
Suốt 10 năm qua, tôi luôn duy trì thói quen tự nấu cơm mang đi làm. Khi không còn ở với gia đình, tôi vẫn duy trì mỗi ngày nấu cơm ít nhất một lần, một tuần nấu cơm ít nhất 6 ngày.
Chính điều nhỏ nhặt này khiến tôi tiết kiệm thêm được một số tiền kha khá, sức khỏe cũng được cải thiện vì đồ ăn nhà làm lúc nào cũng ngon miệng và sạch sẽ.
Tôi hầu như không tìm niềm vui trong việc đi bar/pub vì tôi thấy việc này rất lãng phí và không cần thiết. Tôi chỉ mua sắm khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này vừa giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng tối giản, vừa giúp tôi tiết kiệm được những khoản chi phí không đáng có.
Tôi rèn luyện để bản thân kỷ luật với những khoản mục chi tiêu mà tôi đặt ra. Nhờ có một mục tiêu rõ ràng là tiết kiệm để mua nhà nên tôi có động lực làm việc để tăng thu nhập và tích lũy thêm.
Giai đoạn 2020-2021 tôi tiếp tục cố gắng duy trì việc tiết kiệm. Dù bị giảm lương vì Covid-19, tôi vẫn “bỏ heo” 20 triệu/tháng.
Chỉ xem 2 căn nhà rồi chốt mua
Tôi quyết định mua nhà chung cư vì thích sự tiện nghi và an toàn. Nhiều người nói nhà chung cư là tiêu sản vì giá nhà không lên nhanh như giá đất. Tuy nhiên, tôi thấy điều quan trọng là tôi được sống thoải mái, từ đó sẽ có năng lượng và động lực để kiếm tiền hơn.
Khi tìm nhà, tôi chỉ đi xem đúng 2 căn rồi chốt mua luôn căn mình đang ở hiện tại. Tôi thấy việc đi xem nhiều dự án thực sự rất tốn thời gian và thường khiến người ta mệt mỏi vì phải cân nhắc, so sánh quá nhiều.
Thay vào đó, tôi xác định mình mong muốn gì ở một căn nhà, khoanh vùng những địa điểm phù hợp với yêu cầu ở gần chỗ làm và nhà của ba mẹ. Sau đó, tôi tiếp tục sàng lọc những dự án mà môi giới gửi để chọn những căn đáp ứng nhu cầu.
Phong thủy là một yếu tố được người châu Á coi trọng, tôi cũng không ngoại lệ. Tôi xem kỹ hướng cửa, hướng ban công phù hợp với tuổi của mình. Sau khi kết hợp với những điều phía trên, số căn nhà đáp ứng nguyện vọng của tôi không nhiều. Vậy nên, chỉ cần đi xem đến căn thứ 2 là tôi đã mua được nhà.
Căn nhà tôi mua hiện tại chưa có sổ hồng. Nhiều người e ngại việc dự án chưa có sổ hồng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào sự uy tín của chủ đầu tư. Ngoài ra, tôi cũng mua nhà đã thành hình chứ không còn nằm trên giấy nên không quá lo lắng hay lăn tăn.
Hiện tại tôi đang trả nợ hàng tháng với số tiền chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 thu nhập. Tôi cảm thấy mức này an toàn, không quá áp lực và khiến tôi phải căng thẳng với việc trả nợ. Tôi dự định sẽ cố gắng làm việc để trả nợ trước hạn nhằm bớt phải gánh khoản tiền lãi hàng năm.
Nguồn: https://baomoi.com/mua-nha-o-tuoi-30-sau-10-nam-tiet-kiem/c/43756462.epi