Tác hại của việc ngủ quá ít và quá nhiều

Minh Uyên / Zingnews


Theo trang Jpost, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng cho thấy thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc nhiều bệnh lý khác.

Ngủ quá ít làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Ảnh: UVM Health.

Cụ thể, ngày 2/3, một nghiên cứu mới ở Na Uy được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Psychiatry đã chỉ ra giấc ngủ có thể tác động đáng kể đến sức khỏe sinh lý của con người.

Theo trang Jpost, mất ngủ là một vấn đề khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ và ước tính ảnh hưởng đến 10-20% dân số nói chung. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện rối loạn giấc ngủ làm tăng khả năng phát triển dấu hiệu viêm. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đằng sau mối liên hệ này.

Nghiên cứu xuất bản bởi tạp chí Frontiers in Psychiatry phát hiện việc ngủ dưới 6 giờ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong khi đó, một nghiên cứu của Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho thấy việc mất ngủ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị viêm phổi.

Ở nghiên cứu xuất bản bởi tạp chí Frontiers in Psychiatry, 1.848 bệnh nhân tại Na Uy đã được yêu cầu hoàn thành một cuộc khảo sát trong quá trình thăm khám bác sĩ đa khoa.

Những người tham gia sẽ trả lời câu hỏi họ ngủ bao nhiêu giờ một ngày và liệu họ là người dậy sớm hay thích ngủ vào chạng vạng tối. Sau đó, hành vi giấc ngủ của người tham gia sẽ được đo bằng thang đo mất ngủ Bergen. Trong 3 tháng tiếp theo, bệnh nhân được yêu cầu báo cáo tình trạng nếu họ bị nhiễm trùng.

Kết quả, 48,3% số người được hỏi có biểu hiện rối loạn mất ngủ mạn tính và 46,9% khác gặp vấn đề về giấc ngủ mạn tính. 16% đã sử dụng kháng sinh tại một số thời điểm trong thời gian 3 tháng.

Không những vậy, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân ngủ ít hơn. Cụ thể, những bệnh nhân ngủ ít hơn 6 tiếng có nguy cơ nhiễm trùng đến 27%. Trong khi đó, những bệnh nhân ngủ nhiều hơn 9 tiếng có nguy cơ bị nhiễm trùng đến 44%. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên nếu bệnh nhân bị rối loạn mất ngủ mạn tính hoặc khó ngủ mạn tính.

Rõ ràng, sau đại dịch Covid-19, tầm quan trọng của việc giảm nguy cơ lây nhiễm trở nên quan trọng hơn đối với công chúng. Phòng ngừa nhiễm trùng được cho là cách chữa bệnh tốt nhất. Nghiên cứu cũng lưu ý thêm việc mất ngủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhập viện và mức độ nghiêm trọng của Covid-19.

Nguồn: https://zingnews.vn/tac-hai-cua-viec-ngu-qua-it-va-qua-nhieu-post1409470.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *