Bốn việc cần làm để không còn bận tâm về tiền bạc

Phiên An (theo BI)/VnExpress


Nguồn: Internet

…………………………..

Thực ra đây chỉ là một phương pháp giúp cho những ai mới lập nghiệp, đồng lương còn hẻo. Tui chưa khi nào áp dụng phương pháp này. Việc quan trọng là kiếm ra tiền chứ không phải tiết kiệm đồng tiền mình kiếm ra, nhưng biết chi tiêu căn cơ cũng là cách ta không bị nô lệ đồng tiền. Đây là cách có ích cho ta từ thuở ban đầu thôi, còn nếu cứ đeo nó suốt đời có vẻ không ổn. Nhất là đàn ông.

Trần Quí Thanh

……………………
 

Không nhất thiết quá giàu để không bận tâm về tiền bạc, bạn hoàn toàn làm được khi có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và đầu tư khoa học.

 
Luôn dự phòng tối thiểu một tháng lương trong thẻ ATM
 
Đối với nhiều người, khi tiền lương được chuyển vào thẻ ATM thì họ lại rút ra hết để tiêu xài hoặc xài xong trong vòng một tháng sau đó. 

Vì vậy, có đủ lượng tiền cần thiết trong thẻ sẽ giúp bạn chi tiêu cho những nhu cầu phát sinh mà không phải vay mượn của người khác hay ngân hàng. Đương nhiên, bạn cũng không nên giữ quá nhiều tiền trong thẻ. Số tiền lớn cần được gửi tiết kiệm hoặc mang đi đầu tư.

Nếu là một người làm công nhận lương hàng tháng, bạn nên theo nguyên tắc dự phòng một khoản tiền tương đương với một tháng lương trong thẻ. Nếu bạn là một người làm việc tự do thì phải dự phòng từ hai đến ba tháng chi phí tiêu xài trong thẻ. Bây giờ, thẻ của bạn không còn gì thì hãy bắt đầu tiết kiệm lại.

Tiết kiệm tự động hàng tháng từ tiền lương
 
Một trong những cách tiết kiệm hiệu quả nhất là trừ trực tiếp từ tiền lương trước khi bạn có cơ hội "vung tay quá trán". Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ tiết kiệm tự động từ lương. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể chọn số tiền mà ngân hàng có thể trừ trực tiếp ngay khi bạn nhận lương để chuyển vào tài khoản tiết kiệm.

 

Bạn có thể 'tích tiểu thành đại' từ dịch vụ tiết kiệm tự động hàng tháng của ngân hàng.

  
Mỗi người có khả năng tích lũy tiền lương khác nhau. Có người chấp nhận trừ đi 10% đến 50% lương hàng tháng để chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, có những người tiết kiệm được đến nửa tháng lương.

Nếu bạn mới bắt đầu, bạn có thể tiết kiệm 5% lương hàng tháng và sau đó nâng dần lên 10% và 15% nếu bạn có thể xoay xở được với số tiền còn lại.

Đầu tư sớm để chuẩn bị tài chính khi về hưu
 
Gửi tiết kiệm là cách phổ thông nhất mà nhiều người nghĩ đến để chuẩn bị tài chính cho lúc về hưu. Tuy nhiên, nếu có chút am hiểu hoặc mong muốn sinh lợi nhiều hơn, bạn nên đầu tư. Tùy thuộc vào sở trường là bạn có thể chọn, từ chứng khoán, nhà đất, góp vốn kinh doanh…

Theo Business Insider, bạn nên nghĩ đến chuyện đầu tư ngay từ độ tuổi 20 và thực sự không cần quá am hiểu như một chuyên gia. Đơn cử như trong lĩnh vực chứng khoán, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng cho rằng, nhiều người có thể ngừng phiêu lưu tìm kiếm lợi nhuận và bỏ tiền vào quỹ chỉ số S&P 500 để theo dõi.
 
Tuy nhiên, cũng đừng để việc đầu tư làm gia tăng thêm căng thẳng cho cuộc sống. Đó là điều cần cân nhắc. Theo website chuyên tư vấn tài chính NerdWallet, khả năng giữ được nguyên vốn của cả việc chơi cổ phiếu và tiết kiệm truyền thống đều là 99%. Tuy nhiên, đầu tư cổ phiếu thì có 95% khả năng kiếm được gấp 3 số vốn ban đầu. Còn tiết kiệm truyền thống thì khả năng là 92%.

Viết ra mục tiêu tài chính lớn nhất
 
Một khi đã hoàn thành các quy tắc về chi tiêu, tiết kiệm và chuẩn bị tài chính khi về hưu, bạn có thể sẵn sàng cho một mục tiêu tài chính lớn hơn khác. Bây giờ, hãy viết mục tiêu xuống và vạch ra kế hoạch để đạt được nó.

Ghi ra mục tiêu là một biện pháp hiệu quả để bạn có được sự tập trung .Theo khảo sát của Schwab, 9 trên 10 người Mỹ viết ra kế hoạch tài chính cảm thấy tự tin là họ sẽ đạt được mục tiêu. Trong khi đó, chỉ 59% những người không viết ra kế hoạch cụ thể cảm thấy tự tin.

Hiện chỉ 25% người Mỹ viết ra kế hoạch tài chính cho bản thân bằng văn bản. Thường là họ nhờ vào sự trợ giúp của cố vấn tài chính. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có một chuyên gia tài chính để tư vấn cho bạn việc này. Những người thành công thường xuyên tự viết ra các kế hoạch tài chính cho mình.

Theo báo VnExpress
 
Link bài: Bốn việc cần làm để không còn bận tâm về tiền bạc
 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *