Phải có ước mơ

Người Đương Thời/ NXB Lao Động/ Kỳ 1

Rút từ “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”

Ông Trần Quí Thanh kể chuyện khởi nghiệp tại cuộc tập huấn “Chiến binh khởi nghiệp toàn cầu” được tổ chức tại TP. HCM.

……………………

Không riêng gì ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, khi nói đến Coca Cola người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ, nhìn thấy Sony lại liên tưởng đất nước hoa anh đào – Nhật Bản, chạm tay vào LG biết là thương hiệu của Hàn Quốc.. Vậy ở Việt Nam, thương hiệu nào mang đến cho chúng ta niềm tự hào ? Trong quá trình đi tìm thương hiệu khẳng định tên tuổi, các doanh nghiệp nước ta không ngừng tập trung khai thác những ngành hàng có thế mạnh, chẳng hạn : nông sản, thực phẩm, thức uống để tạo ra những thương hiệu mang tính toàn cầu. Hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu được các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực từng ngày, trong đó chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát – Tiến sĩ Trần Quí Thanh là một điển hình.

Phải có ước mơ

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão, niềm đam mê riêng. Đó là nhân tố không thể thiếu đưa chúng ta đi đến thành công. Nhà văn Seneka đã từng nói: “ Có những người sống không mục đích gì, họ trôi nổi trên đời như cọng cỏ khô trôi sông, họ không đi mà bị nước cuốn đi ”. Để chạm đến nấc thang cuối cùng của sự thành công, chúng ta phải nuôi dưỡng ước mơ, luôn nghĩ về tương lai; phấn đấu ngày mai phải hơn ngày hôm nay. Kiến thức con người luôn có giới hạn, “ Những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những gì chúng ta không biết là cả một đại dương ”..     ( Maxim Gorki – nhà văn Nga ). Sự nỗ lực phấn đấu của mỗi con người được ông Trần Quí Thanh ví von như sự đấu tranh sinh tồn giữa con hổ và con nai : “ Cũng như con hổ và con nai vào buổi sáng thức dậy, con nai phải chạy nhanh hơn hôm qua để thoát khỏi nanh vuốt của hổ, con hổ muốn có thức ăn thì nó lại phải cố gắng đuổi kịp con nai. Hai con phải chạy nhanh để giành lấy sự tồn tại. Con người cũng vậy, phải luôn bổ sung kiến thức, không ngừng đổi mới tư duy. Nếu bằng lòng với hiện tại thì con đường thất bại là tất nhiên ”. Một sự so sánh rất thú vị. Như bao doanh nghiệp nổi tiếng khác, ông Trần Quí Thanh luôn ấp ủ ước mơ muốn xây dựng một thương hiệu mang tính toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, không ngừng sáng tạo, ông và các cộng sự đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm nước giải khát nổi tiếng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng : Bia Bến Thành, nước tăng lực Number One, Trà xanh Không Độ, Trà Barley Không Độ và nay là Trà thảo mộc Dr. Thanh.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã từng tung ra một sản phẩm rất độc đáo, đó là bia tươi nhãn hiệu Laser – một loại bia tươi mắc tiền, ngon, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; song khi ra thị trường đã cam chịu thất bại, phải dừng sản xuất vì kênh phân phối bị phong tỏa. Thành công nào mà chẳng có thất bại, cũng như: “ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. Lấy thất bại làm kinh nghiệm, tự đặt ra câu hỏi : Bên cạnh sự thất bại ta học hỏi được những gì ? Người khôn là người học tập được từ thất bại của mình. Người khôn hơn là người học tập từ thất bại của người khác. Học tập được ta sẽ không thất bại, nhưng chưa chắc thành công. Người khôn ngoan nhất là người học tập được từ thành công của người khác ” Ông Trần Quí Thanh chia sẻ kinh nghiệm. Thể xác con người được nuôi dưỡng và lớn lên là nhờ chất bổ từ thức ăn, nhưng tâm hồn và trí tuệ chúng ta chỉ thực sự lớn lên khi đã trải qua rèn luyện trong khổ đau và cay đắng. Chúng ta không chỉ học hỏi từ lý thuyết mà còn từ kinh nghiệm và thực tiễn “ Trong kinh doanh có 2 thứ thu nhập : 1 là tiền tài, 2 là kinh nghiệm. Hãy thu lấy kinh nghiệm trước, tiền tài rồi sẽ đến sau ” Đó là triết lý kinh doanh của Dr. Thanh và cũng là triết lý kinh doanh rất đáng tham khảo cho những người làm kinh tế.

Cái đẹp của trí tuệ con người làm cho người khác kinh ngạc, cái đẹp trong tâm hồn thực sự làm cho người ta ngưỡng mộ và nể phục. Luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ, không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đó, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông chủ Trần Quí Thanh đứng đầu qua 15 năm hoạt động đang chiếm lĩnh thị trường nước giải khát ở Việt Nam và tương lai mở rộng ra thị trường thế giới.

(Còn nữa)

Rút từ tủ sách Người Đương Thời/ NXB Lao động

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *