Hoài Thu/ Báo Tri thức Trẻ
Vấn đề nhỏ và quá quen đối với chúng ta, phải không? Nhưng tui lại nghĩ đây là vấn đề lớn và luôn luôn mới. Lớn vì không gì chán bằng… chán công việc, nhất là công việc cho khởi nghiệp của bản thân. Doanh nghiệp nào có nhiều người chán việc thì doanh nghiệp đó đứng trước ngưỡng cửa của thất bại. Luôn luôn mới vì cái sự chán việc có cả trăm ngàn lý do, cả khách quan cả chủ quan, cả phía mình cả phía doanh nghiệp mà mình cộng tác. Ai cũng một lần chán việc, vấn đề là không nên biến từ chán việc tới bỏ việc hoặc mất việc. Có nhiều cách giúp ta làm điều đó. Bài viết này là một cách. Mọi người đọc nghe.
Trần Quí Thanh
—–
Bạn là người hoài nghi. Bạn đọc những lời khuyên rằng cần phải theo đuổi đam mê và tìm kiếm công việc bạn yêu thích. Nhưng thực tế, rất nhiều người trong số chúng ta không có cách nào để cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc. Cho dù họ đang dốc sức làm việc để đạt được mục tiêu này mục tiêu kia, nhưng họ vẫn luôn canh cánh trong lòng, lo lắng và không thoải mái với công việc. Đây là lí do:
Không cảm thấy hạnh phúc trong công việc là một vấn đề cực kỳ phổ biến. Hầu như ai cũng từng trải qua nó ít nhất 1 lần trong đời. Rất nhiều người trong chúng ta không hài lòng với công việc hiện tại nhưng lại không thể nghỉ việc, thay đổi công việc để tình hình khá hơn. Không hạnh phúc với công việc khiến bạn luôn uể oải, làm việc không hiệu quả, sức khỏe đi xuống và vô số điều tồi tệ kèm theo.
Vì sao có nhiều người không hạnh phúc thế mà sao họ chẳng làm gì để thay đổi vấn đề ấy?
1. Không tìm thấy niềm vui trong công việc
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thường tự hỏi một ngày của cha diễn ra như thế nào và câu trả lời của cha thường là “công việc và công việc” kèm với thái độ không mấy hào hứng.
Có thể bây giờ chúng ta nói đùa về nó, nhưng sau một ngày làm việc, sự mệt mỏi và uể oải là phản ứng mà hầu như ai cũng có. Bạn có thể đã trải qua một ngày bận rộn, căng thẳng, giận dữ và ấm ức. Bạn có thể tỏ thái độ mệt mỏi. Nhưng điều đó không nên xảy ra hàng ngày.
Tại sao? Bởi vài người có công việc họ thực sự thích và nó khiến họ hạnh phúc khi làm việc. Hào hứng và có động lực khi tới nơi làm việc sẽ giúp họ trở thành một nhân viên tốt hơn, hiệu quả cộng việc cao hơn.
2. Áp lực từ môi trường làm việc
Đầu tiên, ai cũng có thể thay đổi công việc. Mọi người thay đổi nghề nghiệp, vai trò của họ tùy vào hoàn cảnh sống và lối suy nghĩ. Nếu có được công việc phù hợp với sở trường, đam mê, bạn sẽ luôn làm việc với sự hứng khởi, nhiệt tình. Nhưng, công việc của bạn cũng có thể không vui vẻ gì bởi mức thu nhập không như ý muốn, thường xuyên phải làm thêm giờ đến khuya, những đồng nghiệp khó ưa hay các nhiệm vụ khó khăn…
Các thách thức trong công việc có lẽ là vấn đề phức tạp nhất. Bạn nghĩ là mình giỏi thế nhưng những công việc bạn được giao đều quá đơn giản và nó chẳng thể giúp bạn bộc lộ hết khả năng của mình, dẫn đến sự bất mãn, khó chịu thường trực.
Rồi, phía trên là một số vấn đề phổ biến, bạn gặp phải vấn đề nào? Có người sẽ gặp phải nhiều hơn 1 vấn đề, khi đã xác định được nguồn gốc nỗi buồn, xử lý nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
3. Làm việc chỉ vì tiền
Nhưng nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tiền không phải chìa khóa của hạnh phúc. Theo một nghiên cứu, một người trúng xổ số không hạnh phúc hơn những người bình thường. Quá tập trung tâm trí vào tiền bạc có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều điều khác giúp bạn hạnh phúc hơn.
Khoảng 50 giờ làm việc mỗi tuần cùng thời gian dành cho các sinh hoạt thiết yếu dường như khiến bạn không cò thời gian để tận hưởng cuộc sống. Nếu bạn dành hầu hết thời gian của mình để làm gì đó, hãy chọn thứ khiến bạn hào hứng nhất. Tôi không khuyên bạn nên từ bỏ mọi thứ để theo đuổi một điều bạn thích. Nhưng tôi tin rằng, những người biết điều chỉnh từng bước một sẽ hạnh phúc hơn. Đó là điều đã được chứng minh.
Không có công việc nào hoàn hảo. Dù bạn làm nghề gì cũng có những khó khăn, thử thách riêng. Một khi mọi chuyện đổ vỡ và bạn chẳng còn thiết tha gì với những thứ hiện tại. Khi chán chường, hãy suy nghĩ về việc thay đổi công việc hoặc chính con người bạn. Đôi khi một công việc mới có thể nảy sinh nhiều rắc rối hơn công việc hiện tại, thế nhưng mục đích của chúng ta là “chữa” nỗi chán chường nên hãy làm nó.
Nguồn: Báo Cafef dẫn theo Tri thức Trẻ
Link bài: Bỗng dưng một ngày tôi chán việc, câu chuyện không của riêng ai
(http://cafef.vn/bong-dung-mot-