Trần Ngọc/ Báo VOV
—–
Tập hợp những câu hỏi của các bạn trẻ khởi nghiệp gần đây, tui rút ra được nhóm đề tài mà các bạn quan tâm nhất là cảnh báo về sự thất bại. Trong một số bài viết trước, tui đã nêu một số quan điểm cá nhân về đề tài này, đó là không sợ thất bại, biết chấp nhận thất bại khi khởi nghiệp.
Nhưng vì sao thất bại lại là một chủ đề cần phải đặt ra. Trong chuyên mục Đọc & Nghĩ và Chat với Dr Thanh, tui có viết một số bài nêu nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một Start Up. Còn bài viết tui xin giới thiệu dưới đây để chỉ ra từng trường hợp cụ thể, đó là những Start Up về công nghệ tên tuổi của thế giới gặp thất bại như thế nào..
Như các bạn biết, đối với các dự án công nghệ được các nhà đầu tư chú ý và bỏ tiền đầu tư thì đương nhiên đã được thẩm định rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cáo già đôi lúc cũng không thấy hết những rủi ro, không phải do thị trường mà do sự hạn chế của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong 5 trường hợp thất bại được nêu trong bài báo, có thể rút ra các lý do thất bại sau:
Sản phẩm có yếu tố gian lận.
Chi phí quá nhiều cho quảng cáo.
Sản phẩm không đạt chất lượng cao vượt trội so với sản phẩm cùng loại.
Sản phẩm bị phụ thuộc vào hệ thống kết nối làm mất tính chủ động và tăng giá thành.
Các bạn đọc bài “Các Start Up công nghệ đình đám chịu thất bại cay đắng” sẽ có được những “case study” đáng giá để tham khảo.
Trần Quí Thanh
—–
Không ít startup công nghệ nổi tiếng đã phải nếm mùi thất bại thảm hại, trong đó phải kể đến Theranos, Jawbone, Better Place, Pets.com,…
Các nhà đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers và Andreessen Horowitz đã đặt cược vào nỗ lực thống trị thị trường thiết bị đeo của startup này (Marissa Mayer, người sau này trở thành CEO của Yahoo thậm chí còn tham gia vào ban giám đốc của công ty).
Nhưng, dù đã huy động được tới 900 triệu USD, Jawbone chỉ chiếm được chưa tới 3% thị phần thiết bị đeo theo dõi sức khỏe trong năm 2015. Jawbone bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 7/2017.
3. Trang thương mại điện tử bán sản phẩm cho thú cưng Pets.com
Ra mắt năm 1998 như một trang thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm chăm sóc thú cưng, Pets.com đã huy động được khoảng 110 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Amazon và Hummer Winblad. Số tiền huy động thấp hơn nhiều so với các startup được đề cập ở trên, song chính các bong bóng dotcom đầu những năm 2000 mới là điều khiến sự thất bại của Pets.com trở thành thảm họa.
Công ty này đã đổ hàng triệu USD vào các chiến dịch tiếp thị, bao gồm cả việc mua quảng cáo tại sự kiện đắt đỏ nhất trong năm ở Mỹ là Super Bowl hồi tháng 1/2000, một tháng sau có đợt phát hành cổ phiều lần đầu ra công chúng và huy động được tới 82,5 triệu USD. Tuy nhiên, bội chi quảng cáo cùng các khoản thua lỗ từ mô hình kinh doanh kém bền vững đã khiến Pets.com phá sản ngay thời điểm cuối năm. Công ty bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 11/2000.
4. Startup xe điện Better Place
Được thành lập bởi doanh nhân Israel Shai Agassi vào năm 2007, dự án xe điện Better Place từng được kỳ vọng có thể tạo ra một làn sóng thành công tương tự đối thủ Tesla. Startup đã huy động được hơn 900 triệu USD từ các nhà đầu tư (như VantagePoint Capital Partners, General Electric và các gã khổng trong ngành ngân hàng như HSBC, Morgan Stanley) với ý tưởng sáng tạo về các trạm thay thế pin xe điện, nơi những chiếc xe điện hết điện của hãng có thể ra thay pin mới chỉ trong vài phút. Nhờ đó, những lo lắng của tài xế về phạm vi và thời gian sử dụng xe điện cũng giảm bớt.
Tuy nhiên, các vấn đề hậu cần cũng như chi phí cơ sở hạ tầng như xây dựng các trạm đổi pin quá cao khiến ý tưởng này khó có thể thành công. Better Place chỉ có thể đưa vào vận hành khoảng 1.000 xe trước khi nộp đơn xin phá sản năm 2013.
5. Công ty công nghệ năng lượng mặt trời Solyndra
Được thành lập năm 2005, nhà sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời nhanh chóng trở thành cái tên được săn đón, thậm chí còn được chính quyền Obama coi là điển hình cho sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sạch. Solyndra nhận được bảo lãnh cho khoản vay liên bang trị giá 535 triệu USD, đồng thời huy động được hơn 1,2 tỷ USD từ các nhà đầu tư như Redpoint Ventures, US Venture Partners và nhà quyên góp lớn cho ông Obama, tỷ phú George Kaiser.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Solyndra đã giảm sút mạnh mẽ khi giá cả các nguyên vật liệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời như silicon giảm mạnh vào thời điểm năm 2011. Điều này giúp các đối thủ của Solyndra có thể hạ giá sản phẩm, trong khi Solyndra, do không sử dụng polysilicon trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, nên không thể cạnh tranh về giá. Startup này nộp đơn xin phá sản vào tháng 9/2011.
NGUỒN: Theo Báo VOV
Link bài: Các Startup…
(https://vov.vn/kinh-te/cac-