Đỗ Ngọc Châu
Tôi được con trai là Đỗ Hà Cừ tặng lại cuốn sách Chuyện nhà Dr. Thanh của tác giả Trần Uyên Phương, do nhà xuất bản phụ nữ in năm 2017.
Tôi đã đọc một mạch đến trang cuối và khi kép lại trong lòng tôi trào dâng một cảm xúc khó tả vì tấm lòng hiếu thảo của cô con gái dành cho bố mẹ. Tác giả với trọng trách là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, mà chị vẫn dành thời gian viết được 221 trang sách, xin thay mặt các đấng sinh thành cảm phục và cảm ơn chị.
Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít cuốn sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lý tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai mới. Chuyện nhà DR. Thanh của tác giả Trần Uyên Phương là một cuốn sách như vậy. Với 221 trang sách bằng lối văn tự truyện, Trần Uyên Phương đã tặng bạn đọc một tấm lòng hiếu thảo, khiến cho các độc giả trẻ phải học tập và suy nghĩ lại về tình thân, tình cảm gia đình và ngược lại đối với các đấng sinh thành được củng cố thêm niền tin vào lớp trẻ.
Xin đừng vội nghĩ rằng tác phẩm sáo rỗng, vô vị, khoe về gia đình, nhất là hiện nay câu chuyện về những rắc rối nhỏ trong quá trình kinh doanh của Tân Hiệp Phát, mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần của cuộc sống, đúng như tác giả khảng định: “Có thể mỗi bạn đọc sẽ có một cảm nhận khác nhau khi tiếp xúc với những câu chuyện lần đầu tiên được viết lại về cuộc sống của gia đình DR. Thanh… Tôi mong đợi và đặt nhiều hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ đem lại một điều gì đó cho cuộc sống, khi bạn nhớ đến gia đình của mình”.
Ba đứa con của Dr Thanh và Madam Nụ
Tôi đánh giá cao khi tác giả tự mình viết lời nói đầu và không nhờ bất cứ nhà văn hoặc nhân vật có tên tuổi nào đó viết lời tựa như các cuốn sánh khác, tôi đã từng đọc mà với tiềm lực tài chính của gia đình với tác giả chuyện đó “nhỏ như con thỏ”.
Xuyên suốt cuốn sách với 221 trang, gồm 10 chương là câu chuyện xoay quanh gia đình nhà Dr. Thanh lần đầu tiên được viết lại, trong điều kiện “không biết thu thập tài liệu như thế nào, trong khi ba má tôi không muốn kể lại và cũng không có thời gian để kể. Năm năm thu tài liệu, hai năm cọc cạch viết từng đoạn một giữa công việc…” thật là một kỳ tích đúng là chỉ có đức tin và hình ảnh Chúa chiếm trọn lòng tác giả mới hoàn thành được tâm nguyện của mình.
Tôi sinh ra, lớn nên và lập nghiệp ở Miền Bắc, không có điều kiện tiếp xúc nhiều với phụ nữ Nam Bộ, nên quan niệm của tôi nói riêng và nhiều người khác nói chung về người phụ nữ Nam Bộ là cam chịu, chiều chồng, nhưng qua những trang viết về bà Nụ, tác giả Trần Uyên Phương, đã giúp tôi phải thay đổi quan niệm và tôi tin rằng với nhiều độc giả cũng có cùng suy nghĩ như tôi, nếu đã đọc Chuyện nhà Dr. Thanh, thì càng thấy thấm thía câu nói của một triết gia: “Đằng sau một người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ…”. Tôi cảm thấy ghen tỵ với Dr. Thanh, sao Chúa lại ban cho anh một người phụ nữ tuyệt vời như thế, xin chúc mừng anh và các cháu. Tôi xin mạo muội thay anh trích tặng chị mấy câu thơ sau:
“…Yêu bà tính nết dịu dàng
Thương bà tần tảo, đảm đang tháng ngày
Bà như cô Tấm, cô Tiên
Bà là vô giá, bạc vàng kém xa
Cuộc đời có được hôm nay
Là nhờ tôi có vòng tay tình bà”…
Không chỉ vậy, trong Chuyện nhà Dr. Thanh làm cho không chỉ tôi và nhiều người phải thốt lên khâm phục trước nghị lực, sự sáng tạo và lãng tử của Dr. Thanh. Đồng thời cũng giúp tôi và độc giả hiểu và thấm thía triết lý “Thương trường là chiến trường”.
Hiện nay sau một số rắc rối nhỏ mà Tân Hiệp Phát gặp phải trong kinh doanh, có nhiều người chưa hiểu về quy luật của kinh tế thị trường, đã vội đưa ra phán xử, mà quên rằng Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và nỗ lực thuyết phục nhiều nền kinh tế trên thế giới, công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Xin Dr. Thanh và gia đình đừng bận tâm bởi “Sau cơn mưa trời lại nắng lên thôi”.
Chuyện nhà Dr. Thanh– một tác phẩm, sau khi đọc còn giúp cho tôi và nhiều độc giả đặc biệt là các độc giả trẻ hiểu và thay đổi cách nghĩ về cuộc sống gia đình, cách giáo dục con cái, tình yêu thương của con cái dành cho bố mẹ, mà mỗi người, mỗi gia đình phải “biết cách sống chung với lũ” trong quá trình hội nhập, bởi đó là tất yếu do bị tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường. Tôi trích tặng gia đình Dr. Thanh bài thơ về gia đình, thay cho lời kết như sau:
GIA ĐÌNH
Ai cũng có gia đình Theo bước chân “Từ Thức”
Kiếp luân hồi sinh tử Gia đình và hạnh phúc
Những tế bào xã hội Là cả niềm mơ ước
Cho cuộc đời bình minh Không phải ở trên cao
Mẹ sinh ta khó nhọc Mà bên tôi bên bạn
Chào đời bằng tiếng khóc Ta học hỏi lẫn nhau
Qua thời gian chắt lọc Dù đi đâu về đâu
Buồn, vui rồi hạnh phúc Gia đình là nguồn cội.
Mới cho ta nụ cười
Ôi chân lý cuộc đời
Chẳng thể có ai người
Trần Lãm, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Đỗ Ngọc Châu