Doanh nghiệp Việt khát vọng toàn cầu: Tân Hiệp Phát tiếp cận thế giới bằng tri thức

Khánh Linh/ Báo Vietnam Times
Nhà tư vấn tiếp thị hàng đầu ở Mỹ Jack Trout, từng viết: “Cuộc chiến thương hiệu là cuộc chiến nằm trong suy nghĩ (in the mind) của người tiêu dùng”. Nhưng làm cách nào để thương hiệu Việt ngự trị trong trái tim khối óc của người tiêu dùng trên thế giới thì mỗi doanh nghiệp có một hướng đi khác nhau. Tân Hiệp Phát có cách “vươn ra biển lớn” khá lạ…
Việc nhà xuất bản Forbes lần đầu tiên chọn xuất bản sách tiếng Anh “Competing with Giants (Vượt lên người khổng lồ) của một doanh nhân Việt – Trần Uyên Phương cùng các chương trình giới thiệu sách ở những địa điểm uy tín hàng đầu thế giới đã giúp cho tên tuổi của “đại gia đình” Tân Hiệp Phát bay cao, bay xa.

(Trần Phương Uyên xuất hiện trên truyền thông quốc tế)

Trong khi các doanh nghiệp đau đầu với M&A, những khoản tiền đầu tư khổng lồ cho quảng bá, xúc tiến thương mại…và đương nhiên lỗ nặng trong thời kỳ đầu, “cô gái tỷ đô” thế hệ 8X Trần Uyên Phương, Phó TGĐ và nhiều khả năng sẽ là người kế nhiệm của Tân Hiệp Phát, lại miệt mài viết sách, bán sách để làm từ thiện, truyền cảm hứng khởi nghiệp, chia sẻ bài học kinh doanh trong khi tập đoàn mới chỉ vừa vượt qua giai đoạn khó khăn đang từng bước xác lập vị trí dẫn đầu về đồ uống tại thị trường nội địa – Việt Nam.

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát hiện đã xuất khẩu tới gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, cả những thị trường đặc biệt khó tính như Canada, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Singapore… Tuy nhiên, con số trên có lẽ còn khá khiêm tốn so với tiềm năng và kỳ vọng của các thế hệ lãnh đạo tại tập đoàn này cũng như người sáng lập – doanh nhân Trần Quí Thanh  khi tỷ trọng xuất khẩu mới chỉ hướng tới tỷ lệ 10% trong 2-3 năm tới (100 triệu USD, trong số 1 tỷ USD doanh số kỳ vọng năm 2023 – PV).

Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt năm 2018, Tân Hiệp Phát và Trần Uyên Phương nằm trong số những cái tên Việt trong lĩnh vực kinh doanh xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông quốc tế và được hàng chục hãng tin, đầu báo uy tín hàng đầu ở Âu, Mỹ, châu Á đề cập đến qua câu chuyện lay động có sức lan tỏa truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp cũng như hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới.

Việc nhà xuất bản Forbes lần đầu tiên chọn xuất bản sách tiếng Anh “Competing with Giants(Vượt lên người khổng lồ) của một doanh nhân Việt – Trần Uyên Phương cùng các chương trình giới thiệu sách ở những địa điểm uy tín hàng đầu thế giới đã giúp cho tên tuổi của “đại gia đình” Tân Hiệp Phát bay cao, bay xa để rồi lắng đọng trong suy nghĩ của không ít người tiêu dùng rằng trong mỗi chai nước không chỉ còn là đồ uống nữa mà là kết tinh của khát vọng vượt khó vươn lên, là tinh thần khởi nghiệp, là xu hướng organic an toàn, là Việt Nam của những câu chuyện thần kỳ…

Và cũng chính từ cuốn sách này hé mở khát vọng của Tân Hiệp Phát như lời ông Hiroshi Otsuka, Chủ tịch Công ty Musashi Seimitsu Nhật Bản, rằng: “Một cái nhìn từ bên trong không thể bỏ qua để hiểu cách nào và vì sao các doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm vươn lên thành các tay chơi toàn cầu”.

Đang “gánh” trách nhiệm nặng nề như là người kế vị tại Tân Hiệp Phát, nhưng nữ doanh nhân Trần Uyên Phương “du hành” như con thoi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trả lời phỏng vấn, tham gia talk show của các đài truyền hình tầm cỡ thế giới và khu vực.

Ở nhiều sự kiện, Trần Uyên Phương được nhắc đến như người phụ nữ nổi tiếng thế giới đến từ doanh nghiệp 5 tỷ đô. Tuy nhiên, Uyên Phương hầu như không bao giờ đề cập đến điều này mà chỉ tập trung vào việc truyền cảm hứng khởi nghiệp, giới thiệu đồ uống tự nhiên (organic) an toàn và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Không chỉ “đi”, mà còn “đón”, khi mỗi năm Tân Hiệp Phát đón tiếp hàng chục đoàn nước ngoài tới thăm quan, chia sẻ – trong đó có những tên tuổi lừng danh như cựu CEO Samsung hay các tập đoàn đa quốc gia khác…

Đó là câu chuyện từ chối bán mình 2,5 tỷ USD cho gã khổng lồ Coca-Cola để từng bước đứng trên vai người khổng lồ, vượt qua khủng hoảng và trở thành người dẫn đầu…

Đó là câu chuyện của một doanh nghiệp Việt Nam đã đi đầu xây dựng dây chuyền sản xuất tốt nhất trên thế giới. Hiện Tân Hiệp Phát là DN duy nhất tại Việt Nam đã triển khai 10 dây chuyền công nghệ Aseptic của châu Âu – công nghệ vô trùng tối tân nhất vận hành trên nguyên tắc tự động và khép kín mọi công đoạn.

Đó là câu chuyện của một gia đình doanh nhân nhiều thế hệ – ngoài việc kiếm tiền làm giàu cho đất nước còn luôn hướng tới những hoạt động thiện nguyện góp phần cho cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn, an toàn hơn.

Vươn ra toàn cầu là khát vọng của hầu hết những DN lớn nhất Việt Nam, nhưng bài học cay đắng của nhiều tập đoàn đa quốc gia cho thấy, nếu thất bại, nếu bị thôn tính ngay trên sân nhà thì giấc mơ trên sẽ khó trở thành hiện thực.

Từ những suy nghĩ đó Trần Uyên Phương cho biết: “Làm sao để các DN vươn xa hơn? Không phải ra khỏi Việt Nam mới là biển lớn mà ngay trong sân nhà cũng là biển lớn. Rất nhiều nhà đầu tư, DN có kinh nghiệm sừng sỏ muốn vào VN nên các DN trong nước cần phải cải tiến, hoàn thiện mình để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường”.

Trần Uyên Phương chia sẻ ngay từ khi thành lập đã xác định sứ mệnh của Tân Hiệp Phát là được đóng góp cho sự phồn vinh của Việt Nam bằng cách tạo nên thương hiệu nước giải khát hàng đầu của quốc gia. “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống ở thị trường châu Á, song song với việc phục vụ người tiêu dùng toàn cầu”, Trần Uyên Phương chia sẻ.

Đây cũng chính là mong muốn người sáng lập tập Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh – người luôn ấp ủ khát vọng đưa ngành nước giải khát Việt Nam vươn ra thế giới với vị trí xứng đáng.

Không chỉ viết sách, người truyền cảm hứng khởi nghiệp và cổ vũ cho đồ uống tự nhiên an toàn, Trần Uyên Phương tự lúc nào đã trở thành nhà ngoại giao, sứ giả với nhiều thông điệp.

Ở vị trí lãnh sự danh dự của Sudan tại Việt Nam, giúp cho Trần Uyên Phương có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu nhiều về văn hóa cũng như môi trường kinh doanh quốc tế. Những kiến thức đó đặc biệt quan trọng và hữu ích đối với mục tiêu phát triển vươn tầm châu Á mà Tân Hiệp Phát đang nỗ lực thực hiện. Sudan còn là cửa ngõ kết nối với thị trường châu Phi để chuẩn bị cho những kế hoạch tương lai của doanh nghiệp này.

Nhà đầu tư vào Việt Nam, ông Fiachra Mac Cana, khi phát biểu trên BBC từng nhấn mạnh nếu Tân Hiệp Phát (hay DN Việt nào đó) muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì cần trở thành những thương hiệu dễ nhận biết trên trường quốc tế. “Đây là một thách thức không hề nhỏ, và sẽ mất nhiều năm”, ông Mac Cana cho biết. Với cách tiếp cận vươn ra biển lớn bằng tri thức, bằng nguồn cảm hứng bất tận của tinh thần vượt khó, hướng tới đồ uống tự nhiên, Trần Uyên Phương đang giúp thương hiệu Tân Hiệp Phát trở nên hấp dẫn, an toàn, đáng tin cậy, dễ nhận biết trong suy nghĩ của người tiêu dung tại các thị trường quốc tế.

Về điều này, ông Trần Quí Thanh khẳng định có thể làm được: “Nhắc đến Toyota, mọi người ngay lập tức nghĩ đến Nhật Bản. Tôi mong muốn rằng khi cái tên Tân Hiệp Phát được nhắc đến trong tương lai, công chúng cũng sẽ tự động nghĩ đến Việt Nam”.

Phải chăng đây là bước chuẩn bị khôn ngoan cho khát vọng toàn cầu của Tân Hiệp Phát?

 
NGUỒN: The Báo Vietnam Times
Link bài: DN Việt khát vọng toàn cầu…
(https://thoidai.com.vn/dn-viet-khat-vong-toan-cau-tan-hiep-phat-tiep-can-the-gioi-bang-tri-thuc)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *