Doanh nhân Dr.Thanh: “Là sếp, ‘cái tôi’ chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ!”

Thanh Hà/ Báo ĐSVN

Theo doanh nhân Trần Quý Thanh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hiệp Phát, người lãnh đạo một doanh nghiệp không được phép cho rằng mình là người giỏi nhất và “cái tôi” cá nhân là điều tối kỵ.

Doanh nhân Trần Quí Thanh – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Trần Quý Thanh đã từng bước vươn vai lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam. THP chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.

Chia sẻ về bí quyết dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành công như hiện nay, doanh nhân Trần Quý Thanh cho biết, từ người tiêu dùng, đối tác cho đến nhân viên THP luôn nằm ở vị trí trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Trong đó, cách giữ mối quan hệ hài hòa giữa nhân viên và sếp là vô cùng quan trọng, không phải ai cũng làm được.

Theo doanh nhân Trần Quí Thanh, là sếp, “cái tôi” chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ!

Theo doanh nhân Trần Quý Thanh, làm sếp nghĩa là phải huy động được nguồn lực của từng cá nhân, không phân biệt, không yêu ghét cảm tính, mà phải coi từng người là tay chân, thân thể của mình.

“Bạn bao giờ và không được phép cho rằng mình là người giỏi nhất, là lãnh đạo mọi người, “cái tôi” chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ. Khi thành công, bạn phải dành sự khen thưởng cho nhân viên của mình, cám ơn họ vì đã giúp cho bạn hoàn thành nhiệm vụ. Khi thất bại, bạn phải là người đứng ra chịu trách nhiệm, xin lỗi mọi người vì mình kém, đã làm cho anh em thất vọng, mong mọi người giúp đỡ để lần sau không thất bại nữa.

Thành công thì nhận về mình, thất bại thì đổ lỗi cho cấp dưới, thế thì không ai đi theo mình đâu”- ông chủ Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Là sếp, không chỉ lo chuyên môn cho mình mà cần phải lo chuyên môn và sự thăng tiến cho cấp dưới.

Theo ông, làm sếp, không chỉ lo chuyên môn cho mình, mà phải lo cho chuyên môn và sự thăng tiến cho cấp dưới. Muốn như vậy thì mình phải là người huấn luyện, đào tạo và tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình. Vì từ thầy tới trò đều dốt nát, lạc hậu thì doanh nghiệp không thể phát triển được?

Tuy nhiên, theo doanh nhân Trần Quý Thanh, một trong những điều quan trọng trong mối quan hệ giữa sếp với nhân viên chính là niềm tin.

“Sẽ không có nhân viên nào hết lòng khi sếp không đặt niềm tin vào họ. Những người có lòng tự trọng luôn sợ người tin mình thất vọng về mình, cho nên họ làm việc không vì tiền mà vì danh dự. Khi cháu đề cao danh dự của người khác, tự khắc cháu sẽ lấy danh dự của mình làm trọng”- ông Trần Quý Thanh nói.

Theo Báo Đời sống Việt Nam

Link bài: Doanh nhân Dr.Thanh: Là sếp, ‘cái tôi’ chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ!

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *