Hình ảnh cười mà đau về ‘tự sướng’, ‘câu like’, ‘ném đá’ trên Facebook

Tần Tần/ Báo Zing.vn
Câu chuyện ứng xử trên mạng xã hội trở thành một đề tài nóng được nhiều họa sĩ lựa chọn và thể hiện qua các tác phẩm dự thi giải Biếm họa báo chí – Cúp Rồng Tre 2018.
Trên 30% số tranh dự thi giải Biếm họa báo chí – Cúp Rồng Tre đã chọn đề tài văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, phản ánh vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Lối sống ảo đã xâm nhập vào nhiều người. “Trong cuộc họp, yêu cầu biểu quyết thì cử tọa đồng loạt biểu quyết bằng cách like trên Facebook, ngay cả các cặp đôi khi đi ăn với nhau, khi hôn nhau, thậm chí trong đêm tân hôn cũng cắm mặt vào smartphone”, thông báo tổng kết giải Biếm họa báo chí viết. 
Trên “dòng sông” mạng xã hội, những tin giả, tin xấu thường là mồi câu hấp dẫn, trong khi việc tử tế lại rất ít người quan tâm. Đó là nội dung tranh Câu like của họa sĩ Sói.
Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi tranh biếm họa chủ đề “Ứng xử văn hóa, xã hội văn minh” của tác giả Lê Diệu Bang. Logo Facebook được xếp bằng những que diêm, trong khi đó, người dùng như một ngòi lửa, chỉ chực chờ gây hỏa hoạn. Tác phẩm là ngụ ý cho cả hai phía rằng người tung tin nóng lên mạng xã hội cũng như người tiếp nhận thông tin cần biết kiềm chế, nhận thức đúng/sai trước ngòi nổ.
Tác phẩm Dư luận đoạt giải khuyến khích của cuộc thi. 
Trong môi trường mạng xã hội, đời tư của mọi người nhanh chóng thành món ăn nhanh. Tranh của họa sĩ Mạnh Tiến. 
Tác phẩm phản ánh thói sống ảo, đạo đức giả của một số người. Mẹ ốm không chăm, nhưng lại viết trạng thái trên mạng xã hội đầy tình cảm, để nhận về nhiều lời tán thưởng từ cộng đồng mạng. 
Sự vô cảm cũng là mặt trái của mạng xã hội được họa sĩ Duy Liên thể hiện qua tác phẩm LIKE.
Nhiều người trở thành con rối, lao vào những cuộc chiến do đám đông trên mạng giật dây. 
Thậm chí, có những trường hợp vợ chồng mới cưới cũng mải miết cắm mặt vào smartphone. 
Căn bệnh thành tích, thói “tự sướng” càng có điều kiện nảy nở trên môi trường mạng xã hội. 
Tin đồn tưởng là chuyện vô thưởng vô phạt, nhưng trở nên đáng sợ như nọc độc của rắn trên mạng xã hội. 
Và tin đồn xấu có khả năng “truy sát” những nạn nhân bất hạnh. 
Không hiếm khi mạng xã hội trở thành mũi dao đâm sau lưng người dùng, gây thương tổn nặng nề. 
NGUỒN:  Theo Báo Zing.vn
Link bài: Hình ảnh cười mà đau…
(https://news.zing.vn/hinh-anh-cuoi-ma-dau-ve-tu-suong-cau-like-nem-da-tren-facebook-post908152.html)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *