Chi Mai – Lê Huyền – Nguyễn Thảo (thực hiện)/ Báo Vietnamnet
Ảnh: Thanh Hùng – Văn Bình. Đồ họa: Diễm Anh
Nhưng “tôn sư trọng đạo” ngày xưa khác với thời đại công nghiệp này. Sự khác biệt ở đây chỉ là về phương pháp, cách thức thể hiện cho phù hợp với thời đại.
Tôn sư trọng đạo thời nay không có mâu thuẫn với tự do học thuật. Người học được khuyến khích bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân, thậm chí ý kiến khác so với thầy. Ngày xưa đây là điều thất lễ, lỗi đạo còn ngày nay là điều bình thường.
– Bà Đặng Thị Phương Thảo: Ngày nay, người thầy cùng với nghề giáo vẫn được trân trọng, chỉ có điểm khác là tính tuyệt đối không như trước.
Mức sống của người dân được nâng cao, mỗi gia đình có ít con hơn, do vậy mà sự quan tâm dành cho con, đặc biệt là việc học hành được chú trọng. Tuy nhiên, cũng không ít người, do môi trường sống xô bồ, quên đi trách nhiệm với con cái, coi việc dạy học như một ngành nghề mang tính quy định của xã hội, mà thờ ơ, bình thản với nghề giáo, với người thầy.
Học sinh nhìn chung vẫn hướng cái nhìn và tình cảm biết ơn của mình đến người dạy dỗ. Nhưng với nhiều điều chi phối, sợi dây gắn kết thầy trò thường bị phai mờ theo thời gian.
Dù muốn hay không, chúng ta cũng công nhận rằng xã hội vẫn tôn vinh nghề giáo, song, tính lâu dài trong quan niệm tôn sư trọng đạo thì không còn được trường tồn như trước nữa.
Điều này khiến sức hấp dẫn đối với nghề giáo giảm sút.
Những vất vả quá nhiều trong việc mưu sinh, từ đó đi con đường tiêu cực… đã ảnh hưởng tới vị trí, làm mất sự tôn trọng của học sinh và suy yếu người thầy.
Thứ hai, cho dù là nền tảng dân tộc nhưng sự đề cao và kính trọng người thầy phải thể hiện bằng nhiều chính sách, để mọi người thấy rằng đây là nghề cao quý, được trân trọng một cách thực tế chứ không phải bằng… lời nói.
Câu nói không thầy đố mày làm nên trong xã hội này vẫn rất quan trọng.
Câu nói không thầy đố mày làm nên trong xã hội này vẫn rất quan trọng. Khôi phục vị trí của nghề giáo cần được xem là một trong những việc cần thiết và quan trọng bậc nhất thời gian tới. Với cuộc cách mạng 4.0, phải củng cố một đội ngũ làm nghề truyền đạt kiến thức thật giỏi.
Đừng mãi vin cớ rằng rằng chúng ta nghèo, thu nhập thấp mà trì hoãn những chính sách nâng cao cuộc sống người thầy.
– Bà Đặng Thị Phương Thảo: Tình trạng này, theo tôi do nhiều nguyên nhân:
Trước hết là do đặc điểm của ngành giáo, là dạy chữ dạy người, theo quan niệm là một môi trường “miễn nhiễm” với các sự cố, một môi trường trong sạch tuyệt đối, nên khi có sự vụ nào đó xảy ra thì được xã hội quan tâm hơn cả.
Thứ hai, do hầu hết nhà nào cũng có gắn tới giáo dục nên sự chú ý dành cho nghề giáo hẳn nhiên cũng cao hơn.
Thứ ba, do đặc điểm của chính xã hội, tốc độ lan tỏa thông tin quá nhanh, dễ dàng trong truy cập, báo chí và mạng xã hội cũng có tâm lí câu “view”, nên không ít những sự vụ được giật tít ở nhiều nơi, lan truyền chóng mặt.
Thứ tư, một phần do quản lý của chúng ta còn lỏng lẻo trong kiểm soát thông tin, nhiều khi có những luồng thông tin không chính xác được đưa theo hiệu ứng dây chuyền đã kéo theo sự công kích của số đông trong dư luận về một sự vụ lẽ ra chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Và nguyên nhân thứ năm, đâu đó còn chưa nghiêm minh và quyết liệt trong chính nội bộ nghề giáo cũng như trong xã hội. Chúng ta không lường trước tình huống, để sự việc đáng tiếc nào đó xảy ra rồi mới vào cuộc, và một thời gian dư luận lên án xong, sau đó lại lắng xuống.
Từ đó, nếu như người thầy không nhận thức được những thay đổi, dạy theo lối cũ sẽ gây nhàm chán và từ đó bản thân người thầy đã tự đào thải chính mình trong nhận thức đối với học sinh…
Và với xu hướng cách mạng 4.0 mang đến, ranh giới giữa cái thực và cái ảo rất mập mờ. Nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu như người thầy không định hướng, chỉ ra nguồn kiến thức chung giúp học sinh có sự sàng lọc khi tiếp nhận kiến thức quan trọng.
Do đó, có hai nhiệm vụ mà người giáo viên phải nhìn nhận được, là phải kích thích được tinh thần tự học của học sinh và bản thân người giáo viên phải tự đổi mới mình.
Người giáo viên phải tiên phong một bước trong việc nhận thức về vấn đề này, rồi tiên lượng tình huống có thể xảy ra. Khi đó, người giáo viên có thể định hướng được con đường đúng cho học sinh khi tiếp cận kiến thức.
Trong quá trình giảng dạy, không phải chỉ chờ đến những lần thanh tra, kiểm tra, người giáo viên mới ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin vào, không thể coi phương tiện dạy học chỉ là món đồ trang sức mà phải vận dụng phương pháp một cách linh hoạt để học sinh thực sự có hứng thú. Những phương tiện dạy học đó phải mang lại hiệu quả thực sự thì đó mới là mấu chốt của vấn đề.
Xã hội luôn kỳ vọng, thậm chí đòi hỏi rất cao ở người thầy. Còn giới trẻ bây giờ không còn tha thiết với lựa chọn nghề này, ví dụ như điểm đầu vào sư phạm mùa tuyển sinh vừa rồi. Quan điểm của ông/bà về việc này ra sao?
– Ông Võ Văn Sen: Như tôi đã nói, hệ thống chính sách của chúng ta đối với đội ngũ giáo viên đang bất cập. Cho nên phải sửa từ hệ thống chính sách.
Khi giáo viên sống được bằng lương, bằng nghề của mình và cả xã hội thấy được đây là một nghề trung lưu, người thầy được giải phóng khỏi cơm áo, gạo tiền, thì chính lúc đó nghề giáo sẽ được khôi phục.
Bà Đặng Thị Phương Thảo: Tôi cho rằng xã hội hiện đại đặt ra một yêu cầu rất cao đối với người thầy. Họ không chỉ là nhà giáo dục, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà tổ chức và đôi khi còn là nghệ sĩ hay nhà tâm lý nữa, để đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện, chất lượng tốt.
Và để có người thầy giỏi, chúng ta phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Đây là yếu tố then chốt từ đó đặt ra vấn đề quản lý chất lượng đầu vào của các trường sư phạm.
Theo tôi, các trường sư phạm phải thắt chặt các chỉ tiêu tuyển sinh của mình. Bộ GD-ĐT phải kết hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để vào cuộc mạnh mẽ về vấn đề này.
Cần đánh giá nhu cầu xã hội thật chặt liên quan đến đầu vào các trường đại học, đặc biệt đối với ngành sư phạm. Yêu cầu về năng lực, trình độ đối với các sinh viên sư phạm phải được nâng cao hơn nữa.
Bà có đề xuất gì để người giáo viên có thể thích nghi và đáp ứng tốt những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông mới?
-Bà Đặng Thị Phương Thảo: Có hai vấn đề then chốt, ngành sư phạm phải có đầu vào để tạo ra người thầy giỏi và phải phân quyền mạnh mẽ cho người giáo viên được chủ động lựa chọn kiến thức để truyền đạt cho học sinh.
Tôi nghĩ là chúng ta chỉ cần đặt hàng cho giáo viên sẽ phải tạo ra những sản phẩm là những con người đạt yêu cầu cơ bản nào đó thôi, không nên đặt ra những yêu cầu cụ thể quá như trong thời lượng này thì bắt buộc phải thế này, thế kia.
Chúng ta áp đặt vào từng bài, từng tiết sẽ khiến giáo viên không cảm thấy thoải mái và họ sẽ không tạo ra được chất lượng sản phẩm như mong muốn của xã hội.
Bản thân tôi là người ở trong ngành mà đôi khi cũng cảm thấy buồn là tại sao có rất nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận hướng các mũi tên chỉ trích vào ngành giáo dục. Ngành giáo dục không phải là không muốn có sự đổi mới, đột phá.
Tôi thiết nghĩ, giá mà giáo dục của chúng ta chỉ tập trung đổi mới một khâu nào đó thôi, làm cho nó trọng điểm, trọng tâm. Và đổi mới quyết liệt, ổn định trong một thời gian đã rồi mới tiến đến những khâu còn lại thì sự tin tưởng mà xã hội và người dân hay sự đồng thuận của người dân đối với chúng ta sẽ lớn hơn.
– Cảm ơn bà Đặng Thị Phương Thảo và ông Võ Văn Sen. Xin được chúc mừng ông, bà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nguồn: Theo báo Vietnamnet