Làm gì để khởi nghiệp thành công

Nguyễn Nguyên/ Báo DĐDN

Mạnh dạn thể nghiệm các ý tưởng mới, không sợ thất bại, kinh doanh khởi nghiệp sẽ đem lại thành công và lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi.

Tư duy khởi nghiệp không có khái niệm mới hay cũ, chỉ quan trọng kết quả bạn tạo ra từ tư duy của mình. Miễn là chúng phú phù hợp với thị trường và đem đến lợi nhuận của bạn. Còn nếu không, hãy thay đổi chúng.

Hành trình khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp xuất phát những thứ xung quanh bạn, từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Quan sát xung quanh mình, nhận ra những điều chưa ổn của cộng đồng và có mong muốn cải thiện nó. Khi đó, bạn làm được chính xác điều người khác cần.

Khởi nghiệp là một hành trình giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đối với mỗi vấn đề, cách tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu và nhanh nhất, đó chính là chia sẻ vấn đề với nhiều người để họ giúp bạn giải quyết.

Để hỗ trợ tư duy chiến lược, tìm ra nhiều cách thức giải quyết vấn đề là phương thức nuôi dưỡng định hướng khởi nghiệp một cách hiệu quả, chính xác. Tinh thần khởi nghiệp luôn luôn chảy theo một hướng tích cực: Bắt buộc phải tìm phương án giải quyết cho những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp.

Đối với mỗi người khởi nghiệp thì tư duy lắng nghe là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu, nếu càng tập trung lắng nghe, thông tin bạn có được càng nhiều hơn, và bạn cũng sẽ nhận được ưu ái từ đối phương, quan trọng hơn cả đó là bạn học cách phản ứng của mọi người đối với từng sự việc trong làm ăn, đây là những thông tin quan trọng hỗ trợ bạn tư duy tốt thêm nữa trong quá trình khởi nghiệp.

Nuôi dưỡng niềm đam mê khởi nghiệp

Không có gì bằng việc sống với đúng đam mê của mình, bạn hãy tận dụng điều đó vào kinh doanh. Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn hãy nỗ lực hết sức, không sợ sệt khi đối diện với những điều khó khăn nhất, bởi lẽ đó là kinh nghiệm quý báu cho lần khởi nghiệp sau.

Đam mê bắt đầu bằng sở thích và sở thích không phải là thứ bạn chỉ cần phát hiện ra là xong. Đặc biệt là đam mê khởi nghiệp thì cần phải được nuôi dưỡng từ nỗ lực nghiên cứu và sáng tạo, từ mồ hôi công sức lao động, từ những bài học kinh nghiệm,… chứ không phải là những giấc mơ hoang tưởng, phù phiếm.

Khởi nghiệp là phải biết từ bỏ và ưu tiên

Quy tắc 80/20, chi phí cơ hội là những khái niệm cơ bản trong kinh tế (kinh doanh), 2 quy tắc này kể cho chúng ta biết rằng, khi bạn làm việc này bạn phải đồng từ bỏ công việc khác, và bạn cần tập trung làm số ít việc nhưng giá trị tạo ra lại càng nhiều.

Nếu từ bỏ đúng thời điểm, đúng lúc, đúng việc, tư duy khởi nghiệp của bạn có thể được nuôi dưỡng một cách khoa học, bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, quyết định đưa ra càng chính xác, hoặc ít nhất cũng sẽ đúng tới 95%.

Khởi nghiệp không có nghĩa là phải làm tất mọi việc

Trong một số tài liệu hay một số khóa đào tạo về khởi nghiệp gần đây thường khuyến khích những người khởi nghiệp hãy sẵn sàng lăn xả vào làm mọi việc, kiểu người khởi nghiệp phải đóng nhiều vai: giám đốc, bốc vác, kế toán, bán hàng, tiếp thị, giao nhận. Kết quả là trên 90% số bạn khởi nghiệp thất bại, phá sản, dù đã làm việc cật lực trong mọi vai trò được các chuyên gia khuyến khích.

Khởi nghiệp, bạn không nên lao vào làm hết mọi việc, kể cả những việc không phải sở trường của mình, mà hãy dành những việc đó cho người có sở trường. Tất nhiên bạn sẽ phải làm choàng một số việc bên cạnh việc thuộc sở trường của mình, nhưng nếu ôm đồm hết mọi việc thì xác suất thất bại sẽ là 95%, và 5% còn lại chỉ là may mắn.Khởi nghiệp không phải cứ “lăn xả”, “cày cuốc”, hay “kiên cường, bất chấp” là sẽ thắng, cày đúng chỗ, cực đúng nơi mới là yếu tố giúp người khởi nghiệp thành công.

Khởi nghiệp là đổi mới sáng tạo

Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ. Khi bạn hỏi những người sáng tạo cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi vì họ không thực sự làm điều đó, họ chỉ thấy một cái gì đó. Nó dường như rõ ràng với họ sau một thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những trải nghiệm họ đã có và tổng hợp những điều mới. Và lý do họ có thể làm điều đó là họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều hơn về kinh nghiệm của họ hơn những người khác.

Tìm tiềm năng khởi nghiệp từ khách hàng

Việc xây dựng những mối quan hệ với khách hàng ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp sẽ là nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nói đơn giản, thay vì chi phí tốn kém cho các nghiên cứu thị trường thì bạn có thể tìm hiểu các thông tin, dữ liệu từ các mối quan hệ khách hàng trên cơ sở đó xây dựng phân khúc từng đối tượng khách hàng và tìm ra con đường phát triển sản phẩm riêng cho mình.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vì quá lo lắng về khả năng cạnh tranh đã tự đẩy mình vào cuộc cạnh tranh về giá với những đối thủ đang có mặt trên thị trường. Sai lầm này có thể dẫn đến việc phá sản do thiếu tiềm lực tài chính và chết dần do thiếu sự khác biệt. 

NGUỒN:  Theo Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp 

Link bài: Làm gì

https://doanhnghiep.enternews.vn/lam-gi-de-khoi-nghiep-thanh-cong-n25185.html

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *