Phát triển EQ là cách thay đổi bản thân để thành công

Minh An/ Báo DNSG
 
Nguồn: Internet.

Tỷ phú Warren Buffett đánh giá EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. “Thành công trong đầu tư không liên quan gì tới chỉ số IQ. Nếu bạn chỉ thông minh ở mức trung bình, điều bạn cần là khí chất”.

Đầu tư phát triển EQ còn quan trọng hơn cả IQ, đó là loại trí thông minh giúp bạn tồn tại tốt nhất trong xã hội.

Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, làm công việc gì, trí tuệ cũng đều rất cần thiết. Những người có thông minh thường có công việc tốt hơn. Trong quá khứ, chỉ số IQ được xem là yếu tố để lựa chọn ứng viên cho những lớp năng khiếu hay ứng viên tài năng trong các tập đoàn. Nhưng ngày nay, chỉ số trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng hơn và có thể cho thấy tiềm năng của một người.

Nói một cách đơn giản, bạn cho rằng thông minh theo kiểu sách vở hay thông minh trong ứng xử cuộc sống tốt hơn? Kiểu thông minh nào thực sự giúp bạn tồn tại tốt trong xã hội ngày nay. Ngày càng nhiều nghề nghiệp đánh giá cao trí tuệ cảm xúc hơn kỹ thuật và sự thông minh bởi đó là thức để phân biệt giữa người có thể giải quyết công việc tốt và những người không có kỹ năng.

Vậy, nếu trí tuệ cảm xúc quan trọng đến vậy, bạn có muốn biết mình đang ở vị trí nào? Trong thực tế, không như IQ, trí tuệ cảm xúc EQ có thể được rèn luyện và cải thiện qua thời gian. Trí thông minh cảm xúc là là năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác. Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc được công nhận đầu tiên trên thế giới được xây dựng dựa trên mô hình năng lực cảm xúc của Daniel Goleman. Ông phân chia EQ thành 4 loại: Tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức xã hội và quản lý quan hệ.

Trong một nghiên cứu năm 1998, Goleman chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc là yếu tố xác định 80% – 90% sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc với một nhà lãnh đạo trung bình. Các hành vi được xác định bao gồm:

– Khả năng nhận biết, hiểu tâm trạng, cảm xúc và điều hướng tác động cảu bản thân đối với người khác.

– Khả năng kiểm soát hoặc chuyển hướng xung đột, tâm trạng và suy nghĩ trước khi hành động.

– Niềm đam mê làm việc với những mục tiêu vượt qua cả chuyện tiền bạc, theo đuổi những mục tiêu lớn với năng lượng và sự nhiệt huyết.

– Khả năng hiểu được sự che giấu cảm xúc của người khác và kỹ năng đối xử với mọi người theo phản ứng, cảm xúc của họ, thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ, xây dựng mạng lưới quan hệ và khả năng tìm thấy các điểm chung và tạo dựng mối quan hệ với những người mới gặp.

Thông thường, chỉ số IQ của bạn có tính di truyền và được cải thiện một chút trong thời thơ ấu. Vì hầu hết mọi người đều có chỉ số IQ tương đương nhau, nên chỉ số IQ cao cũng cho bạn không nhiều lợi thế cạnh tranh trong công việc.

Mặt khác, chỉ số EQ có thể được cải thiện ở mọi lứa tuổi. Nâng cao năng lực EQ của bạn không phải điều dễ làm, nó cần sự kiên trì trong quá trình đánh giá, cam kết, cải thiện từng hành vi trong suốt quá trình dài. Năng lực EQ cũng không nâng lên theo độ tuổi của bạn. Một số người có thể học được nhiều điều từ cuộc sống của họ, nhưng một số thì không.

Theo tỷ phú Warren Buffett, EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. Nhà đầu tư có chỉ số IQ được cho là 160 từng chia sẻ: “Thành công trong đầu tư không liên quan gì tới chỉ số IQ, ngay cả khi IQ của bạn ở mức trên 125. Nếu bạn chỉ thông minh ở mức trung bình, điều bạn cần là khí chất”.

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Với IQ cao, bạn có thể được tuyển dụng, nhưng để thăng tiến, phát triển, chỉ số EQ quan trọng hơn nhiều. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Nguồn: Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn
Link bài: Phát triển EQ là cách thay đổi bản thân
(https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/phat-trien-eq-la-cach-thay-doi-ban-than-de-thanh-cong-1085628.html)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *