Nano Kwon/ Báo Tri Thức Trẻ
Rất nhiều người luôn lựa chọn trốn tránh hoặc tìm cách trì hoãn khi cần thực sự bắt tay vào hành động một công việc gì đó. Chính việc trì trệ này sẽ là nguyên nhân khiến bạn không có được một sự nghiệp hay đơn thuần một công việc như mong muốn.
Trì hoãn không tha cho bất cứ ai, luật sư, nhà báo, giáo viên,… đặc biệt là sinh viên thì không một ai trong đời chưa từng trải qua một lần trì hoãn. Lần đầu tiên bạn trì hoãn bài tập đến đêm trước ngày deadline mới làm, cho đến khi bạn nhận ra bạn có thể thức để làm xuyên đêm, và tới lần tiếp theo thì bạn để tới tận buổi sáng ngày hôm nộp bài mới bắt đầu làm. Với luận văn mấy nghìn từ, mấy chục trang thì vài ba ngày trước khi hết hạn mới bắt đầu ngồi viết.
Trước đây tôi từng tin rằng, lí do chúng ta trì hoãn làm một việc gì đó thật ra không phải vì mình lười, mà là bởi vì mình muốn làm việc đó tốt nhất có thể. Với tâm lý phải làm việc đó thật tốt, chúng ta tự động kéo dài thời gian chuẩn bị ra, mãi chưa bắt tay vào làm. Thế nhưng đây cũng chỉ là một cái cớ để cho những người trì hoãn bớt cảm thấy tệ bởi mình đã trì hoãn. Có vô vàn lý do khiến người ta trì hoãn. Thời gian thì không ưu ái một ai, càng không quan tâm tới nguyên nhân tại sao chúng ta lại trì hoãn. Người khác chỉ quan tâm tới kết quả, mà trì hoãn thì luôn dẫn đến hiệu quả công việc thấp hơn bình thường.
Sự thật về việc trì hoãn
Trước hết, cần phải hiểu rằng trì hoãn không phải là một lựa chọn mà là một thứ mà phần lớn chúng ta đều không biết làm thế nào để không làm. Chúng ta không thể cứ đơn giản nói “đừng trì hoãn và mọi thứ sẽ ổn thôi”. Tim Urban – biên tập của trang web “Wait but Why” đã có giải thích rất hài hước nhưng lại hợp lý về sự trì hoãn. Theo Urban, muốn hiểu được suy nghĩ của người trì hoãn, chúng ta cần bắt đầu với suy nghĩ của một người bình thường.
Còn đây là não của người trì hoãn:
Có vẻ như ở trong não của người trì hoãn xuất hiện thêm con khỉ hài lòng tức thì (Instant gratification monkey). Kẻ phán quyết (decision maker) trong trường hợp này lại không biết phải xử lý con khỉ thế nào và nó luôn gây khó dễ cho anh ta trong mọi việc.
Tại sao lại gọi là con khỉ hài lòng tức thì? Bởi tất cả những gì nó quan tâm là có thể tận hưởng hết cỡ khoảnh khắc hiện tại, nó yêu thích niềm vui tức thì. Nó sẽ không hiểu tại sao phải tiếp tục khổ sở làm tất cả những việc kia trong khi có thể dừng lại và chắc chắn sẽ cảm thấy tốt hơn. Tại sao phải tập chơi đàn trong khi nó không hề vui? Tại sao phải dùng máy tính để làm việc trong khi luôn có thể lên mạng chơi. Thực tế, con khỉ hài lòng tức thì không bao giờ được phép chịu trách nhiệm cho việc ra quyết định vì nó chỉ nghĩ đến hiện tại, chối bỏ những bài học trong quá khứ và không quan tâm tới hậu quả trong tương lai.
Trong thế giới của khỉ, nếu được ăn khi đói, ngủ khi mệt, khó thì bỏ qua thì nó đã là một con khỉ thành công rồi. Có điều những điều này rất không thích hợp với xã hội loài người. Trong khi đó, kẻ phán quyết chỉ được rèn luyện để đưa ra những quyết định hợp lý chứ không biết giải quyết mâu thuẫn khi bị tước mất quyền kiểm soát vào tay khỉ. Anh ta không biết làm thế nào để đấu tranh một cách hiệu quả, và thế là anh ta dần cảm thấy tệ về bản thân mình. Anh ta càng thất bại, thì người trì hoãn lại càng phải chịu đựng sự ảnh hưởng của sự trì hoãn.
Khi khỉ đang nắm quyền, người trì hoãn sẽ tìm thấy bản thân mình ở một nơi gọi là Sân chơi đen tối (the Dark Playground). Đây là nơi mà tất cả những người trì hoãn đều biết rất rõ. Nó là một nơi mà các hoạt động giải trí xảy ra vào những thời điểm không nên xảy ra. Niềm vui mà bạn có trong the Dark Playground không thật sự là niềm vui bởi chúng tràn ngập cảm giác tội lỗi, lo lắng, và sợ hãi. Nhưng bạn không có cách nào thoát ra được, bởi con khỉ đang kiểm soát!
Với tình trạng khó khăn này, làm thế nào để người trì hoãn có thể hoàn thành bất cứ điều gì?
Hóa ra lại có một thứ khiến con khỉ sợ chết khiếp:
Quái vật hoảng loạn ngủ đông phần lớn thời gian, nhưng nó sẽ bất thình lình tỉnh dậy khi một cái deadline nào đó đến quá gần hoặc có một mối đe dọa nào đó tới sự nghiệp, cuộc sống,… của người trì hoãn.
Con khỉ hài lòng tức thì thường không thể lay chuyển lại sợ quái vật hoảng loạn một cách khiếp đảm. Còn lý do nào có thể giải thích cho việc cùng một người không thể viết nổi một đoạn mở bài ngắn tủn trong vòng hai tuần bỗng dưng có khả năng thức trắng đêm, đấu tranh với tất cả sự mệt mỏi và viết một mạch 8 trang giấy? Còn lý do nào có thể khiến một người bình thường cực kỳ lười vận động thình lình bắt đầu một routine workout cực kỳ đều đặn ngoài việc một con quái vật hoảng loạn đang phát điên lên vì sợ không đủ hấp dẫn?
Đây thậm chí còn là những người may mắn. Có một số người thậm chí không phản ứng trước Quái vật hoảng loạn, và ở trong những giây phút tuyệt vọng nhất, họ quyết định chạy trốn cùng khỉ luôn. Vậy là công việc sẽ bị hủy vĩnh viễn vô thời hạn.
Tại sao không nên trì hoãn?
Tất nhiên dựa vào Quái vật hoảng loạn không phải là một cách tốt để sống. Kể cả cho đến cuối cùng, những người trì hoãn đã cố gắng hoàn thành được công việc và giữ được danh hiệu có đóng góp cho xã hội, thì họ vẫn cần phải thay đổi. Sau đây là một số lí do:
1. Nó không vui. Quá nhiều thời gian dành cho the Dark Playground mà thực tế có thể dành để làm những việc sẽ mang lại một sự hài lòng thực tế hơn. Và hoảng loạn thì chắc chắn không vui đối với bất cứ ai.
2. Người trì hoãn sẽ tự mình làm giảm giá trị của bản thân. Bởi anh ta đã thất bại trong việc chạm tới tiềm năng của mình, lâu dần việc này sẽ gặm nhấm anh ta và làm anh ta cảm thấy tiếc nuối cũng như nghi ngờ thực lực của chính mình.
3. Sẽ luôn làm việc phải-làm, không thể làm việc muốn-làm. Nếu một người lạm dụng Quái vật hoảng loạn quá nhiều lần thì nó sẽ chỉ xuất hiện vào những lúc yêu cầu về công việc, sự nghiệp là chính. Những thứ khác như chơi nhạc cụ, viết sách, đọc báo, nấu một bữa ăn ngon sẽ không bao giờ được đụng tới mặc dù nó cũng tốt cho cuộc sống của anh ta. Bởi Quái vật hoảng loạn thường không xuất hiện ở những trường hợp này. Nhưng chính những điều này – gặp bạn bè, chăm sóc bản thân,… – mới là những điều khiến cuộc sống của một người trở nên phong phú hơn và mang lại hạnh phúc cho họ thì những người trì hoãn lại không có cơ hội được làm những điều này.
NGUỒN: Báo Tri Thức Trẻ dẫn theo WaitButWhy, Tim Urban
Link bài: Sự thật về trì hoãn…
(http://ttvn.vn/hoc-duong/su-