Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới

Theo Quỳnh Như / CafeF


Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 1.

Dế trưởng thành và sắp thu hoạch.

TRÍ TUỆ NGẬP TRÀN TRONG CÁC NÔNG TRẠI NUÔI DẾ CỦA CRICKET ONE

Từ TP.HCM đi đến vùng trồng và nhà máy của Cricket One tại huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước (tiếp giáp Campuchia) là một hành trình không dễ dàng. Dù quãng đường chỉ dài khoảng hơn 120km, nhưng phải mất trên dưới 4 tiếng để di chuyển vì… tắc đường.

Do vậy, Nam Đặng – Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Cricket One gần như phải định cư tại đây trong vài năm đầu thành lập startup để trông coi công việc, còn Đồng sáng lập Bicky Nguyen – kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh phải đi đi về về từ TP.HCM. Trong năm 2022, startup này đã tuyển được một CTO ‘xịn’, vậy nên áp lực của 2 Nhà đồng sáng lập của Cricket One cũng đã nhẹ nhàng hơn một chút.

Theo lời giới thiệu của chị Bicky Nguyen, thì trang trại của Cricket One rộng 5ha và hiện mới khai thác diện tích trên 3.000m2. Tuy nhiên, do họ nuôi nhiều tầng thâm canh (3 tầng đến 4 tầng), nên diện tích không là yếu tố chính trong mô hình này. Cụ thể hơn, Cricket One đang tự nuôi trồng 4 nông trại và có 20 nông trại vệ tinh của các nông hộ.

Công suất của Cricket One khoảng 100 tấn dế tươi/tháng, sau khi các nông trại hoạt động hết công suất. Hiện 60% dế đầu vào của Cricket One là tự sản xuất, còn 40% là từ các nông trại vệ tinh. Tổng nhân công chính thức của DN có trên 12 người, còn tùy theo mùa vụ sẽ thuê thêm khi cần thiết.

Khi tiến vào các nông trại dế của Cricket One, thoạt trông chúng ta không thấy mấy ấn tượng, vì nó không có những thiết bị hiện đại như robot hoặc máy móc cồng kềnh…Tuy nhiên, theo lời kể của Bicky Nguyen, thì mọi ngóc ngách của nông trại đều tốn rất nhiều chất xám và tâm sức của đội ngũ nhân sự của Cricket One. Ví dụ từ chiếc thùng nuôi dế đến các dụng cụ trong chiếc thùng này, đến thức ăn đều là những sáng chế độc quyền của Cricket One.

” Vòng đời của dế kéo dài từ 42 đến 45 ngày, từ trứng nở ra con và đến lúc thu hoạch. Dựa vào tập quán và bản năng sinh hoạt của dế, chúng tôi đã tạo ra môi trường mô phỏng môi trường tự nhiên mà dế sinh sống ở trong các nông trại dế của Cricket One và các nông hộ vệ tinh.

Ví dụ, dế thích có nhiều hang hốc và không thích có nhiều ánh sáng, vậy nên chúng tôi đã tự thiết kế ‘chung cư dế’ từ hộp xốp đựng trứng hoặc từ hộp nhựa. Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào độ tuổi của dế để thiết kế ‘nhà’ – thùng nhựa cho phù hợp, từng đó tuổi là dế thích đi xa sẽ ở thùng to, thời gian đó dế ít thích vận động sẽ ở thùng nhỏ “, Bicky Nguyen cho biết.

Hệ thống uống nước của dế cũng là một sáng tạo quan trọng khác của Cricket One. Sau khi nghiên cứu nhiều phương pháp và hệ thống nước uống tự động cả truyền thống Việt Nam lẫn thế giới, họ đã sáng tạo ra dụng cụ như trong hình và có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm mà họ từng thấy.

Theo chị Bicky Nguyen, dế không cần quá nhiều nước nhưng không được thiếu nước. Theo cách truyền thống, người ta sẽ xịt nước trực tiếp, hành động này ngoài cung cấp nước uống cho dế, còn cung cấp ẩm cho môi trường nuôi, có thể tạo nên nấm mốc – vi khuẩn vi trùng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của dế.

Còn tại châu Âu, người ta dùng máng nước cho gà – rồi để khăn giấy lên trên để thấm nước từ từ; cách này khiến dế dễ bị chết chìm và cũng phải thay nước thường xuyên, nếu không sẽ vô tình cung cấp độ ẩm cho môi trường nuôi.

” Dụng cụ nuôi dế của Cricket One gồm máng đựng nước, 2 khay đựng thức ăn và các tấm nhựa/tấm giấy cứng để làm hang hốc cho dế và 1 thùng nhựa. Thoạt trông thì cấu tạo của 1 thùng nuôi khá đơn giản, nhưng đó là 5 sáng chế độc quyền của Cricket One, 2 cái đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ và 3 cái đang chờ.

Còn về thức ăn cho dế, dù ít công ty trên thế giới chú trọng R&D lĩnh cực này, nhưng Cricket One ngược lại. Như đã nói ở trên, nếu chúng ta nuôi cho vui để thu hoạch từ 1- 2kg/m2 thì thức ăn không quan trọng, nhưng nuôi thâm canh để tạo ra 10-15kg/m2 thì câu chuyện khác. Hiện chúng tôi đang phối hợp với trường ĐH Nông Lâm TP.HCM để sản xuất thức ăn cho dế chủ yếu làm từ thực vật “, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Cricket One tiếp lời.

Đó là lý do vì sao Cricket One gọi mình là 1 foodtech, thay vì startup nuôi dế như bình thường.

Môi trường sống lý tưởng của dế là ở nhiệt độ từ 28-34 độ C cùng độ ẩm 60-65% và không nơi nào lý tưởng bằng Việt Nam, cụ thể là Lộc Ninh – Bình Phước. Giống như tất cả các startup khác, Cricket One cũng không ngừng vận động, sau khi phần nào kiểm soát được phần thức ăn và nước uống của dế, họ tính với việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, rồi tiến tới theo dõi sức khoẻ của dế để nâng cao năng suất và chất lượng dế đầu vào.

” Chúng tôi đã thuê một startup ở Singapore để thiết kế công nghệ kiểm soát trên không này. Chúng tôi có các camera tích hợp cảm biến và dùng công nghệ AI – cụ thể ở đây là machine learning (trí tuệ nhân tạo), để quan sát realtime các động thái di chuyển của dế, tiếng kêu to hay nhỏ, nhiệt độ và độ ẩm trong các trang trại như thế nào…; để xem dế đang trong tình trạng tốt hay xấu – xem nó có stress hay không và vì sao lại thế? Bởi dế là côn trồng nên khá nhạy cảm!

Trong thời gian đầu, do hệ thống vẫn đang trong giai đoạn học tập, không thể cảnh báo ngay lập tức khi chỉ số của dế không bình thường, nhưng qua thời gian có thể khác “, Nhà đồng sáng lập này tiết lộ.

TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM CỦA DẾ ĐỀU BÁN ĐƯỢC TIỀN, TỪ CHÂN ĐẾ ĐẾN PHÂN DẾ

Sở dĩ, người ta bảo con dế là cứu cánh của môi trường trong tương lai, không chỉ vì nó cung cấp nguồn đạm dồi dào mà không tác động xấu đến môi trường như bò hay gà, mà còn bởi không có thứ gì từ dế là lãng phí – kể cả phân.

Hiện tại, nhà máy của Cricket One đang sản xuất 5 dòng sản phẩm: dế nguyên con bỏ chân cánh và râu để làm snack; bột dế tách dầu – nguyên dầu – siêu mịn; sản phẩm mới – vừa ra mắt là thịt dế tái cấu trúc có nhiều đạm và vitamin và khoáng chất.

Qua phần chế biến như sấy khô và xử lý nhiệt, mùi dế và các umami trong dế sẽ được tăng cường. Sau khi hấp và sấy dưới 100 độ, dế sẽ mang đi nướng nếu làm snack hoặc xử lý thêm rồi xay ra bột để làm nguyên liệu hay kết hợp với các thành phần thực vật khác để làm thịt giống như thịt thực vật mà chúng ta đã biết. Thường thì nhà máy sẽ mất 6-8 tiếng để từ hấp và ra thành phẩm cuối cùng như bột dế.

Sau gần 6 năm xuất khẩu là chính, cuối năm 2022, Cricket One đã có dự án hợp tác với Foodmap cho ra mắt snack dế, chuẩn bị đem bán thương mại trong và ngoài nước. Phần chân râu dế được máy loại ra khi làm snack họ cũng không bỏ, mà bán cho các nhà sản xuất thức ăn cho động vật và phân dế cũng thế.

Hiện nông dân đang dùng phân dế để bón trực tiếp cho cây trồng; còn Cricket One đang partnership với một công ty phân bón, để làm phân bón nước chậm tan phục vụ cho các cây trồng giá trị cao như xà lách – dưa lưới…

Đầu năm 2023, Cricket One đã động thổ xây dựng nhà máy mới với 4 line, nhằm nâng cao khả năng tự động hóa, nâng công suất đầu ra cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 2.

Do vậy, Nam Đặng – Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Cricket One gần như phải định cư tại đây trong vài năm đầu thành lập startup để trông coi công việc, còn Đồng sáng lập Bicky Nguyen – kiêm Giám đốc phát triển kinh doanh phải đi đi về về từ TP.HCM. Trong năm 2022, startup này đã tuyển được một CTO ‘xịn’, vậy nên áp lực của 2 Nhà đồng sáng lập của Cricket One cũng đã nhẹ nhàng hơn một chút.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 3.

Một nông dân đang hợp tác với Criket One

Theo lời giới thiệu của chị Bicky Nguyen, thì trang trại của Cricket One rộng 5ha và hiện mới khai thác diện tích trên 3.000m2. Tuy nhiên, do họ nuôi nhiều tầng thâm canh (3 đến 4 tầng), nên diện tích không là yếu tố chính trong mô hình này. Cụ thể hơn: Cricket One đang tự nuôi trồng 4 nông trại và có 20 nông trại vệ tinh của các nông hộ.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 4.

Nông trại của chú Lê Viết Hải.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 5.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 6.

Dụng cụ nuôi trồng dế ở nông trại của chú Lê Viết Hải.

Công suất của Cricket One khoảng 100 tấn dế tươi/tháng, sau khi các nông trại hoạt động hết công suất. Hiện 60% dế đầu vào của Cricket One là tự sản xuất – còn 40% là từ các nông trại vệ tinh. Tổng nhân công chính thức của DN có trên 12 người, còn tùy theo mùa vụ sẽ thuê thêm khi cần thiết.

Khi tiến vào các nông trại dế của Cricket One, thoạt trông chúng ta không thấy mấy ấn tượng, vì nó không có những thiết bị hiện đại như robot hoặc máy móc cồng kềnh…Tuy nhiên, theo lời kể của Bicky Nguyen, thì mọi ngóc ngách của nông trại đều tốn rất nhiều trí tuệ – tâm sức của đội ngũ nhân sự của Cricket One. Ví dụ: từ cái thùng nuôi dế đến các dụng cụ trong chiếc thùng này, đến thức ăn đều là những sáng chế độc quyền của Cricket One.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 7.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 8.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 9.

Khu vực ấp trứng dế.

Vòng đời của dế kéo dài từ 42 đến 45 ngày, từ trứng nở ra con và đến lúc thu hoạch. Dựa vào tập quán và bản năng sinh hoạt của dế, chúng tôi đã tạo ra môi trường mô phỏng môi trường tự nhiên mà dế sinh sống ở trong các nông trại dế của Cricket One và các nông hộ vệ tinh.

Ví dụ: dế thích có nhiều hang hốc và không thích có nhiều ánh sáng; vậy nên chúng tôi đã tự thiết kế ‘chung cư dế’ từ hộp xốp đựng trứng hoặc từ hộp nhựa. Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào độ tuổi của dế để thiết kế ‘nhà’ – thùng nhựa cho phù hợp, từng đó tuổi là dế thích đi xa sẽ ở thùng to, thời gian đó dế ít thích vận động sẽ ở thùng nhỏ ”, Bicky Nguyen cho biết.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 10.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 11.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 12.

Dế nhỡ và dế trưởng thành.

Hệ thống uống nước của dế cũng là một sáng tạo quan trọng khác của Cricket One. Sau khi nghiên cứu nhiều phương pháp và hệ thống nước uống tự động cả truyền thống Việt nam lẫn thế giới, họ đã sáng tạo ra dụng cụ như trong hình và có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm mà họ từng thấy.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 13.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 14.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 15.

Hệ thống uống nước – trong những sáng chế độc quyền của Cricket One.

Cũng theo chị Bicky Nguyen, dế không cần quá nhiều nước nhưng phải có. Theo cách truyền thống, người ta sẽ xịt nước trực tiếp, hành động này ngoài cung cấp nước uống cho dế, còn cung cấp ẩm cho môi trường nuôi, có thể tạo nên nấm mốc – vi khuẩn vi trùng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của dế.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 16.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 17.

1 thùng nuôi có 5 sáng chế độc quyền của Cricket One

Dụng cụ nuôi dế của Cricket One gồm máng đựng nước, 2 khay đựng thức ăn và các tấm nhựa/tấm giấy cứng để làm hang hốc cho dế và 1 thùng nhựa. Thoạt trông thì cấu tạo của 1 thùng nuôi khá đơn giản, nhưng đó là 5 sáng chế độc quyền của Cricket One, 2 cái đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ và 3 cái đang chờ.

Còn về thức ăn cho dế: dù ít công ty trên thế giới chú trọng R&D lĩnh cực này, nhưng Cricket One ngược lại. Như đã nói ở trên, nếu chúng ta nuôi cho vui đê thu hoạch từ 1 đến 2kg/m2 thì thức ăn không quan trọng, nhưng nuôi thâm canh để tạo ra 10kg- 15kg/m2 thì câu chuyện khác. Hiện chúng tôi đang phối hợp với trường ĐH Nông Lâm TP.HCM để sản xuất thức ăn cho dế chủ yếu làm từ thực vật ”, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Cricket One tiếp lời.

Môi trường sống lý tưởng của dế là ở nhiệt độ từ 28 đến 34 độ C cùng độ ẩm 60 đến 65% và không nơi nào lý tưởng bằng Việt Nam, cụ thể là Lộc Ninh – Bình Phước. Giống như tất cả các startup khác, Cricket One cũng không ngừng cải tiến, sau khi phần nào kiểm soát được phần thức ăn – nước uống của dế, họ tính với việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, rồi tiến tới theo dõi sức khoẻ của dế để nâng cao năng suất và chất lượng dế đầu vào.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 18.

“ Chúng tôi đã thuê một startup ở Singapore để thiết kế công nghệ kiểm soát trên không này. Chúng tôi có các camera tích hợp cảm biến và dùng công nghệ AI – cụ thể ở đây là machine learning (trí tuệ nhân tạo), để quan sát realtime các động thái di chuyển của dế, tiếng kêu to hay nhỏ, nhiệt độ và độ ẩm trong các trang trại như thế nào…; để xem dế đang trong tình trạng tốt hay xấu – xem nó có stress hay không và vì sao lại thế? Bởi dế là côn trồng nên khá nhạy cảm!

Trong thời gian đầu, do hệ thống vẫn đang trong giai đoạn học tập, không thể cảnh báo ngay lập tức khi chỉ số của dế không bình thường, nhưng qua thời gian có thể khác ”, Nhà đồng sáng lập này tiết lộ.

TOÀN THÂN DẾ ĐỀU LÀ ‘BẢO VẬT’, TỪ CHÂN ĐẾ ĐẾN PHÂN DẾ

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 19.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 20.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 21.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 22.

Máy móc trong nhà máy của Cricket One.

Hiện tại, nhà máy của Cricket One đang sản xuất 5 dòng sản phẩm: dế nguyên con bỏ chân cánh và râu để làm snack; bột dế tách dầu – nguyên dầu – siêu mịn; sản phẩm mới – vừa ra mắt thịt dế tái cấu trúc có nhiều đạm và vitamin và khoáng chất.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 23.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 24.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 25.
Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 26.

Qua phần chế biến như sấy khô và xử lý nhiệt, mùi dế và các umami trong dế sẽ được tăng cường. Sau khi hấp và sấy dưới 100 độ, dế sẽ mang đi nướng nếu làm snack hoặc xử lý thêm rồi xay ra bột để làm nguyên liệu hay kết hợp với các thành phần thực vật khác để làm thịt giống như thịt thực vật mà chúng ta biết. Thường thì nhà máy sẽ mất 6 đến 8 tiếng để từ hấp và ra thành phẩm cuối cùng như bột dế.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 27.

Thịt từ thực vật và bột dế.

Ngoài ra, sau 5,5 xuất khẩu là chính – cuối năm 2022, Cricket One đã có dự án hợp tác với Foodmap cho ra mắt snack dế và sắp bán thương mại trong – ngoài nước. Phần chân râu dế được máy loại ra khi làm snack họ cũng không bỏ, mà bán cho các nhà sản xuất thức ăn cho động vật và phân dế cũng thế.

Tham quan nông trại và nhà máy sản xuất dế lớn nhất Việt Nam của Cricket One: Tận dụng từ chân đến phân dế, nâng cấp món ăn chơi vùng quê thành công nghiệp thực phẩm mới - Ảnh 28.

Phân dế

Hiện nông dân đang dùng phân dế để bón trực tiếp cho cây trồng; còn Cricket One đang partnership với 1 công ty phân bón, để làm phân bón nước chậm tan phục vụ cho các cây trồng giá trị cao như xà lách – dưa lưới…

Đầu năm 2023, Cricket One động thổ xây dựng nhà máy mới với 4 line máy, nhằm nâng cao khả năng tự động hóa, nâng công suất đầu ra cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Và startup này cũng đang có ý định biến những nhà máy và vùng trồng của mình thành hình mẫu ‘carbon neutral – trung hòa carbon”.

Nguồn: https://cafef.vn/tham-quan-nong-trai-va-nha-may-san-xuat-de-lon-nhat-viet-nam-cua-cricket-one-tan-dung-tu-chan-den-phan-de-nang-cap-mon-an-choi-vung-que-thanh-cong-nghiep-thuc-pham-moi-2023020811072749.chn

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *