TP.HCM không thể “một mình một chợ” mở cửa nền kinh tế

Nguyễn Quốc Kỳ/ Báo DNSG
Luân chuyển lao động và chuỗi cung ứng giữa TP.HCM và 5 tỉnh Đông Nam Bộ rất lớn và khá chặt chẽ
Có một điều rất đáng mừng là trong tuần qua, nhiều địa phương lên tiếng nơi lỏng giãn cách để bắt đầu mở cửa cho người dân làm ăn buôn bán, tái phục hồi sản xuất.

Bình Dương đã có chỉ đạo về việc khôi phục hoạt động kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới, quyết định cho phép người dân đã tiêm phòng vaccine được phép ra đường. Từ ngày 15-19.9, cho phép người dân lưu thông trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố, sau ngày 20.9, cho phép người dân lưu thông trong phạm vi toàn tỉnh.

Cùng với Bình Dương là TPHCM, sau ngày 15.9, sẽ sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng làm công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát các thành phần dân cư trong quá trình mở cửa phục hồi kinh tế.

Còn nữa, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai – ông Nguyễn Hồng lĩnh tuyên bố mạnh mẽ thực hiện “công dân vaccine”, tức là người đã tiêm hai mũi thì được ra đường.

Từ 7.9, tỉnh Long An quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại 8/15 địa phương vùng xanh trên địa bàn tỉnh.

Tui đang chờ đợi tuyên bố này từ Bà Rịa Vũng Tàu, bởi vì TPHCVM không thể mở cửa một mình, mà cần liên kết cả một khu vực kinh tế năng động ở phía Nam.

TPHCM cũng như các địa phương khác, không thể cắt đứt các mạch máu lưu thông về kinh tế đối với các tỉnh, thành phố và các nước. Cho nên, cần có tư duy vượt ra khỏi cái lô cốt hay ao làng.

Đó là công dân vaccine, đó là vùng xanh cho công dân xanh đến làm ăn, tham quan du lịch.

Vùng xanh của TPHCM thì cũng là nơi an toàn cho người ở Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đến làm ăn, và tương tự như vậy, có thể là nơi đến an toàn của tất cả mọi người.

Cho phép di chuyển trong phạm vi toàn quốc thì các tỉnh phía Nam mới tiếp nhận lao động từ các địa phương khác về. Nếu cứ ngăn sông cấm chợ thì sẽ đứt nguồn nhân lực, không thể phục hồi sản xuất.

Tất nhiên, người được di chuyển phải là người an toàn, cụ thể là được tiêm hai mũi vaccine, xét nghiệm CPR âm tính trước ki lên máy bay hay vào những nơi có quy định phòng dịch chặt chẽ.

Thông hành vaccine hiển thị trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hay một ứng dụng có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.

Tui muốn đưa ra thêm đề nghị, đã là “công dân xanh”, thì đương nhiên được đi lại khắp cả nước, không chỉ riêng ở địa phương nơi công dân đó cư trú. Nhiều nước trên thế giới, người đã tiêm hai mũi vaccine được đi từ quốc gia này sang quốc gia khác, sang châu lục khác, thì không cơ gì công dân vaccine Việt Nam chỉ đi lại trong thôn xóm của mình.

Tại sao chúng ta kêu gọi du khách quốc tế đến Phú Quốc nếu đã tiêm hai mũi vaccine mà không mở cửa do công dân Việt nam đã tiêm hai mũi vaccine đi du lịch?

Trần Quí Thanh

 
—–

Các biện pháp phòng, chống dịch của TP.HCM cơ bản đã đi đúng hướng, tuy nhiên, để mở cửa lại nền kinh tế cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các tỉnh thành lận cận chứ không thể “một mình một chợ”. 

Có 9 giải pháp TP cần thực hiện ngay: 

Thứ nhất, TP cần công bố sớm kế hoạch chống dịch và phát triển kinh tế như thế nào. Mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Kế hoạch dài hạn sẽ như thế nào, kế hoạch từng bước ra sao, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế, từng bước mở cửa như thế nào. Đến giờ doanh nghiệp (DN) cũng chưa biết được sau ngày 15/9 sẽ làm gì. Mọi thứ phải được công bố thật rõ ràng.

Thứ hai, chính sách ban ra tránh tình trạng “sáng nắng, chiều mưa”, làm mất đi sự nghiêm túc, nghiêm minh. Cần phải được khắc phục, dỡ bỏ.

Thứ ba, cần có đầu mối chỉ đạo tập trung, rõ ràng và thống nhất. Hiện, TP có quá nhiều đầu mối chỉ đạo, như vậy rất khó cho DN.

Thứ tư, về mở cửa. Chúng ta có 4 vùng: xanh, vàng, cam, đỏ. Tiêm phòng để bảo đảm miễn dịch, lập vùng xanh để chống dịch. Nếu giãn cách cả 4 vùng này như nhau thì thành tích chống dịch không có giá trị. Cần phải đối xử khác đối với người đã tiêm phòng đủ 2 mũi. Khi đã an toàn rồi thì nên cho mở lại dịch vụ, mở lại hệ thống và đưa vùng xanh vào hệ thống. 

Cần phân định vùng xanh để mở cửa và một phần vùng vàng cũng nên mở những dịch vụ thiết yếu. Điều kiện là người dân ra đường phải khai báo y tế và hệ thống này phải thống nhất trên một mã quét đồng bộ. Những người dân đã tiêm phòng 2 mũi hoặc tiêm 1 mũi phải được cấp mã QR code màu xanh được đi lại trong TP. Cần ứng dụng công nghệ để người dân được tự do đi lại trong khu vực an toàn và sử dụng các dịch vụ nhà hàng, thể dục thể thao, hệ thống cung ứng…

Thứ năm, cần thiết mở lại hệ thống giao thông vận tải. Trước hết, phải mở đường bộ, sau đó là đường hàng không rồi đến đường thuỷ, đường sắt. Giao thông là huyết mạch mà cứ đóng, chặn như lâu nay vô hình chung sẽ gây ách tắc, gãy đỗ chuỗi cung ứng. Giao thông vận tải phải đi trước một bước để kinh tế theo sau. 

Cần thành lập ban chỉ đạo chung của vùng Đông Nam Bộ và thống nhất đưa ra các chính sách đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch cũng như mở cửa kinh tế

Thứ sáu, luân chuyển lao động và chuỗi cung ứng giữa TP.HCM và 5 tỉnh Đông Nam Bộ rất lớn và khá chặt chẽ. TP.HCM sẽ không an toàn nếu các tỉnh Đông Nam Bộ không an toàn. Vì thế, cần thành lập ban chỉ đạo chung của vùng Đông Nam Bộ và thống nhất đưa ra các chính sách đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch và mở cửa kinh tế.

TP.HCM nên đứng ra triển khai vấn đề này để thống nhất phương pháp và cùng các địa phương trong vùng đưa ra mục tiêu kép để mở cửa lại nền kinh tế. Nếu nhiều lĩnh vực TP.HCM mở nhưng các tỉnh không mở sẽ không làm được vì chuỗi cung ứng nằm ở các tỉnh.

Thứ bảy, cần hoạch định lại chính sách lao động, chính sách an sinh xã hội. Gói 62.000 tỷ đồng, gói 26.000 tỷ đồng cũng không thấy đâu và hiện nay số người thực nhận rất ít. DN trả lương, nộp thuế, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Nay với chính sách an sinh xã hội nên trả qua kênh này và DN chỉ cần cung cấp số tài khoản người lao động và Chính phủ trả thẳng vào đó. 

Thứ tám, đã đến lúc chúng ta phải tính đến việc việc ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý chính quyền và cả trong hoạt động DN. Bên cạnh đó, Chính phủ nên tính toán lại và đưa ra 5 mức độ dịch bệnh tương ứng với từng cấp độ màu, để các địa phương tương ứng với cấp độ nào sẽ đưa ra chính sách quản lý tương ứng.

Việc này để tránh tình trạng Trung ương ra chỉ thị một đằng, địa phương lại làm theo một nẻo, dẫn đến hệ quả là hiện nay không biết các quy định cụ thể có những gì. 

Thứ chín, cần hoạch định lại chính sách người lao động. Thời gian qua, một lượng lớn người lao động đã về quê và sẽ gây nên sự thiếu hụt lao động trầm trọng trong thời gian tới. Điều cần thiết lúc này là phải xây dựng chính sách hỗ trợ để giữ chân người lao động hiện tại và từng bước thu hút lại nguồn lao động trở lại TP có tổ chức. 

NGUỒN:  Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn
Link bài: Thành phố…
https://doanhnhansaigon.vn/doanh-nhan-viet/tp-hcm-khong-the-mot-minh-mot-cho-mo-cua-nen-kinh-te-1106769.html
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *