Vấn đề không phải là 250 tỉ đồng, mà là tính hiệu quả của dự án

Trần Quí Thanh 

Đồ họa thu phí như đề xuất của Sở Giao thông Vận tải TPHCM. Đồ họa: Lê Anh (Theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn)

 —–

Câu chuyện chính quyền TPHCM sử dụng 250 tỉ đồng ngân sách để đầu tư xây dựng 34 trạm thu phí nhằm mục đích giảm ùn  giao thông nội đô đang được tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn suốt tuần qua.

Thực ra vụ này không mới, nó đã được đặt ra nhiều lần nhưng luôn vấp phải phản ứng từ dư luận. Các ý kiến phản biện có nói đến lợi ích nhóm, ưu tien cho doanh nghiệp tham gia dự án. Tui không nghĩ như vậy, chỉ thấy rằng chưa thuyết phục về mặt hiệu quả. Lần này, có vẻ như chính quyền thành phố quyết tâm hơn, có lẽ sẽ trình ra những thông số thuyết phục tính hiệu quả của dự án này..

Đối với việc đưa ra các giải pháp nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông cho TPHCM, tui xin ủng hộ cả hai tay, vì đó không chỉ là mong muốn của riêng tui, của gần 10 triệu dân thành phố, mà còn cho du khách, người vãng lai.

Giảm ùn tắc giao thông không chỉ là việc thuận lợi đi lại cho người dân, mà còn liên quan đến sức khỏe con người, giảm ô nhiễm môi trường, bớt hao phí tiền của xã hội và phát triển kinh tế.

250 tỉ đồng để thực hiện một dự án giảm ùn tắc giao thông cho thành phố lớn nhất nước theo tui là không lớn. Có điều, nó có dừng lại con số này không, hay chi thêm những hạng mục sau đó để vận hành hệ thống. Và chi bao nhiêu, nguồn kinh phí từ đâu?

Dự án này, nói cho dễ hiểu, là xây trạm thu phí, để người sử dụng phương tiện là ô tô hạn chế vào nội đô vì sợ tốn tiền, vì vậy họ sẽ chọn xe buýt để đi lại. Nếu vậy thì điều kiện đặt ra là chính quyền phải có hệ thống phương tiện công cộng thỏa mãn được nhu cầu đi lại của người dân.

Hiện nay, có rất nhiều nơi, người dân không thể có phương tiện công cộng để vào nội đô, đến nơi họ cần đến. Do đó bắt buộc họ phải đi ô tô, và họ phải chịu bị thu phí. Liệu có công bằng với những trường hợp này không?

Không phải ai đi ô tô cũng giàu, mà vì họ muốn an toàn, che nắng mưa, vậy thì mỗi ngày mất 30.000 đồng – 50.000 đồng một lượt xe cũng là khoản đáng kể.

Còn nếu cho rằng, để khỏi tốn tiền phải đi xe máy, thì càng vô lý, vì mục đích giảm phương tiện cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng vẫn không đạt được. Chưa kể, ai lại bắt con người ta “đi lùi” cuộc sống.

Người có nhu cầu đi lại chắc chắn bắt buộc họ phải đi cho dù phải tốn thêm một khoản tiền. Cho nên, để xác định giảm được lượng xe vào nội đô nhiều đến mức đạt được mục đích giảm kẹt xe là điều phải tính tới.

Nếu không giảm được, thì dự án này rất lãng phí. Lãng phí tiền ngân sách đầu tư trạm thu phí và hệ thống vận hành cũng như tiền phải đóng phí của người sử dụng phương tiện cá nhân. 

Trong khi, người dân đã đóng nhiều thứ phí cho việc đi lại.

 

Sài Gòn ngày 21/07/2919

TQT

Bài đọc thêm, Link: Thu phí chống kẹt xe có phải giải pháp khả thi?

(https://www.thesaigontimes.vn/291671/thu-phi-de-chong-ket-xe-co-phai-giai-phap-kha-thi.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *