Trần Quí Thanh
Tuyến đường Nguyễn Văn Quá (TPHCM) ngập vẫn hoàn ngập dù đã thi công xong công trình chống ngập. Ảnh: P.V- Tiền Phong
Nhưng trong mấy chục năm qua, TPHCM chịu sức ép tăng dân số cơ học, phải xây dựng nhiều công trình hạ tầng giao thông và công trình nhà ở, hàng trăm dự án khu dân cư, khu đô thị mọc lên, nhanh chóng thay đổi bộ mặt đô thị thành phố. Đây là điểm tích cực của các dự án.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, nhiều dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường nghiêm túc, nên khi xây dựng đã lấp rất nhiều ao hồ, kênh rạch. Cái lợi trước mắt là có những dự án nhà ở, khu đô thị tráng lệ, nhưng nhiều khu đô thị mọc lên thì nhiều “kinh mạch” cơ thể tự nhiên của vùng đất bị cắt đứt. Nước không có kênh để thoát, không còn ao hồ để nương náu, vậy là ngập. Khi tất cả các con đường thoát để nước ra sông, ra các vùng đất thấp không còn thì nó dâng lên, chặn chỗ này thì tràn sang chỗ khác, tới lui cũng trong cái vùng trũng đó, cho nên các dự án chống ngập không phát huy hiệu quả cao.
Thêm một nguyên nhân tui nói vô phương nữa, đó là sự vô ý thức giữ gìn môi trường của con người. Rất nhiều cống thoát nước trong thành phố trở thành nơi người dân đổ rác. Có không ít người xách bọc rác vứt xuống cống, làm nhà cũng đổ xà bần xuống cống. Hệ thống cống rãnh bị tắc nghẽn hoặc bị hạn chế dòng chảy, khi mưa xuống, dù vũ lượng thấp nước vẫn thoát không kịp, không ngập mới là chuyện lạ.
Lý do cuối cùng nhé, đó là không ít dự án chống ngập của TPHCM kém chất lượng. Ví dụ, cuối tháng 6/2016, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) khởi công dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)”. Dự án sẽ góp phần giải quyết tình trạng ngập úng do triều kéo dài trong nhiều năm qua, đồng thời hỗ trợ việc chống ngập do mưa.
Nhưng khi dự án này khởi công thì TPHCM không còn ngập nặng bởi triều cường nhờ triển khai lắp đặt đồng loạt các van ngăn triều tại các cửa xả cống ra kênh rạch. Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (trung tâm chống ngập), từ năm 2006 đến nay, TPHCM không phát sinh thêm điểm ngập mới do triều cường.
Thế là dự án giải quyết ngập do triều cường coi như trôi theo triều cường.
Vậy đó, còn nhiều dự án ngược đời tương tự, báo chí có nêu cụ thể, mời bạn bè đọc xem tui nói vô phương có đúng không nhé.
TQT