Tình yêu cần sự hy sinh hay lười biếng là xấu… đều là những quan niệm cần nhìn nhận lại.
Khuôn mẫu truyền thống có thể hữu ích, thậm chí cứu sống chúng ta. Ví dụ, niềm tin chó hoang chắc chắn sẽ tấn công buộc một người phải cẩn thận hơn và tìm cách đối phó. Cũng có những định kiến “vô thưởng vô phạt” như con trai nên mặc đồ màu xanh, còn con gái nên mặc đồ màu hồng.Tuy nhiên, nhiều định kiến đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người. Dưới đây là 5 quan niệm truyền thống không còn phù hợp mà chúng ta nên nhìn nhận lại.Tình yêu cần sự hy sinhGia đình và tình yêu không phải nơi làm việc hay cuộc chiến. Vì vậy, bạn không cần phải hy sinh bản thân. Nếu xung đột xảy ra, cả hai nên sẵn sàng giải quyết. Và khi giải quyết, bạn không nên dựa vào bất cứ điều gì ngoại trừ cảm xúc của chính mình.Nếu ở bên người yêu là điều tồi tệ, nếu bạn bị đối xử lạnh nhạt hoặc bị tổn thương, đây là một mối quan hệ độc hại cần chấm dứt. Điều này không có nghĩa đối tác không tốt, chỉ là bạn muốn những thứ khác nên hai người không thể ở chung một đội.Với một mối quan hệ như vậy, bạn sẽ không thấy thoải mái, sẽ là nạn nhân hoặc vào vai cha mẹ đang cố nuôi những đứa con bất trị.Lười biếng là xấuGác lại công việc quan trọng, bỏ chạy buổi sáng hoặc đọc một cuốn sách thay vì chuẩn bị cho một kỳ thi. Theo quan niệm, một người như vậy sẽ phải thấy xấu hổ vì quá lười biếng.Người lười không được xã hội tôn trọng. Mọi người gọi họ là kẻ yếu và nói về họ bằng những lời lẽ miệt thị. Nhưng thực tế, ai cũng có quyền yếu đuối. Nếu bạn không thường xuyên lười biếng thì không có gì phải xấu hổ – nó chỉ đang giúp cơ thể bạn không bị quá tải.Thực tế, trong giây phút nghỉ ngơi, các thuật toán xử lý dữ liệu tích lũy một cách vô thức được bật lên trong não chúng ta. Sau khi nghỉ ngơi, chúng ta sẽ làm việc năng suất hơn và tìm được giải pháp thú vị, đầy sáng tạo.
Không được yêu cầu người khác giúp đỡ
Cuốn tiểu thuyết Bậc thầy và Margarita của Mikhail Bulgakov là cuốn sách giàu giá trị được truyền qua nhiều thế hệ. Câu nói của nhà văn: “Đừng bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, đặc biệt từ những người lớn hơn bạn” đã trở thành phương châm sống của nhiều người. Ngày nay, một số người cũng sẵn sàng làm tổn thương bản thân và lợi ích của mình để không phải cầu cứu bất kỳ ai.
Thế nhưng tại sao không yêu cầu sếp tăng lương, nhờ mẹ chăm cháu vài giờ hoặc nhờ một khách lạ nhường ghế nếu bạn khó khăn khi đứng?
Nhà văn nói cuối cùng, bạn sẽ được mọi người đáp ứng những gì bạn cần. Nhưng tại sao người khác phải đoán bạn cần gì? Tại sao sếp phải bổ nhiệm bạn vào vị trí trưởng phòng còn trống khi bạn chưa tỏ ý muốn ngồi vào đấy? Cuối cùng, hãy nhớ rằng các quỹ thiện nguyện đã cứu được rất nhiều người vì những người đó không ngần ngại cầu cứu.
Có những công việc chỉ dành cho nam hoặc nữ
Quan niệm nghề nghiệp của nam và nữ vẫn tồn tại. Người ta tin phụ nữ không am hiểu công nghệ và đàn ông không có khả năng đồng cảm. Vì vậy, chăm sóc trẻ và người già không phải công việc của đàn ông.
Tuy nhiên, khoa học thần kinh đã chứng minh bộ não phản ánh những gì chúng ta được dẫn dắt, não không phụ thuộc vào giới tính. Nếu một cậu bé được tặng một bộ lego và liên tục thiết kế thứ gì đó, cậu rất có thể trở thành một kĩ sư lành nghề. Nếu một cô bé được tặng búp bê và dạy vờ chăm nhà, não của đứa trẻ sẽ thích nghi với điều đó.
Bản thân chúng ta lập trình thái độ giới tính cho con, chứ không phải não bộ quy định xu hướng nghề nghiệp.
Nếu một phụ nữ có bằng tốt nghiệp đi xin vào vị trí kỹ sư phần mềm và một người đàn ông muốn làm giáo viên tiểu học, có nghĩa nào họ đã thích nghi thành công với lĩnh vực đó. Tuy nhiên, do định kiến, cả hai đều có nguy cơ thất nghiệp.
Phụ nữ thích “ngồi lê đôi mách”
Nhiều người tin phụ nữ ngồi với nhau thì đầy rẫy những lời đàm tiếu, mưu mô và phụ nữ đi làm chỉ để bới móc đồng nghiệp. Định kiến này thường làm khó họ khi đang cố gắng làm việc.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm cho thấy mọi người đều nói chuyện giống nhau, không phân biệt giới tính.
Trong nghiên cứu, Megan Robbins, trợ lý giáo sư tâm lý học và Alexander Karan, một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm, đã xem xét dữ liệu của 467 người – 269 phụ nữ, 198 nam giới, độ tuổi từ 18 đến 58.
Kết quả cho thấy mọi người dành không quá nhiều thời gian cho việc buôn chuyện, chỉ chiếm 14% tổng số các cuộc trò chuyện. Đồng thời, chuyện phiếm của phụ nữ thường có nội dung nhân từ hoặc trung lập. Ngược lại, đàn ông thường nói những câu chuyện tiêu cực.
Những người nghèo hơn, ít học hơn không buôn chuyện nhiều hơn những người giàu có hơn, có học thức tốt hơn. Điều này trái ngược với khẳng định được tìm thấy trong những cuốn sách phổ biến về “thói quen tốt nhất của người giàu”.
Không như quan niệm thông thường, người cao tuổi nói chuyện phiếm ít hơn người trẻ. Họ thường nói về ai đó theo cách tích cực, còn người trẻ thì ngược lại.