Khánh Huyền/ Báo TPO
‘Với Tân Hiệp Phát, cái mang lại giá trị nhiều hơn là khi con người cùng nhau làm ra điều gì đó để được thế giới biết đến nhiều hơn’, Bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát khiêm tốn chia sẻ về mục tiêu của tập đoàn cũng như danh hiệu “cô gái tỷ đô” mà giới truyền thông đặt cho.
Ngày 30/8/2018 từ New York (Mỹ) trụ sở Forbes – nơi tụ hội những nhà lãnh đạo kinh doanh, tỷ phú hàng đầu thế giới, nữ doanh nhân trẻ Trần Uyên Phương đã ra mắt cuốn sách “Competing with Giants” (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) do cô là tác giả chính. Sự kiện thu hút không chỉ giới truyền thông mà cả giới doanh nghiệp, nhà đầu tư và người Việt Nam tại Mỹ.
Chuyện về cuốn sách
Theo Uyên Phương, cuốn sách “là câu chuyện về cách mà hai cá nhân bản lĩnh, bố mẹ cô đặc biệt là ông Trần Quí Thanh đã đứng lên từ gian khó của thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam và “chiến đấu” vượt qua nhiều khó khăn, để tạo dựng thành công một công ty sản xuất nước giải khát hàng đầu của Việt Nam- Tân Hiệp Phát.
“Trong cuộc sống, tôi thích nhiều câu nói lắm. Nhưng ba tôi là người triết lý nên ông có một câu cửa miệng mà tôi rất thích: “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”, bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát |
Chi tiết hay đoạn chương nào trong sách khiến bạn tâm đắc và điều gì Uyên Phương muốn gửi gắm tới các bạn trẻ đang khởi nghiệp?
Thành tập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam. Hệ thống của Tân Hiệp Phát tập trung vào 3 dòng sản phẩm chính là nước uống tăng lực và các sản phẩm thương hiệu Number 1, trà xanh 0 độ và trà Dr.Thanh.
Theo báo cáo của Euromonitor, Tân Hiệp Phát đang là đơn vị dẫn đầu thị trường trà đóng chai (Ready to drink Tea –RTD) tại Việt Nam với hơn 50 % thị phần trà. Trong bối cảnh thị trường nước giải khát không cồn bùng nổ những năm qua, Tân Hiệp Phát đã có những hoạt động mở rộng quy mô thông qua việc đầu tư vào hàng loạt các nhà máy sản xuất mới trải dài trên khắp đất nước (Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai và Hậu Giang). |
Nói về ba mẹ…
Tại cuốn sách đầu tiên “Chuyện nhà Dr Thanh” bạn từng kể rất kỹ về ba mẹ mình. Để ngắn gọn, Phương có thể nói gì về họ?
Sau cuốn sách này, bạn có kế hoạch viết tiếp chưa. Nếu có, sẽ viết gì?
Nhà biên kịch Lê Chí Trung đã chuyển thể rất thành công hình ảnh của má. Các chi tiết không chỉ lột tả sự hi sinh của má tôi mà còn là hình ảnh đại diện chung của người phụ nữ Á Đông luôn hết mình vì gia đình. Xem xong, nhiều người đã rất xúc động bởi họ thấy thấm thía đức hi sinh của những người mẹ, người vợ. Có một điều khá phổ biến hiện nay là nhiều người chỉ để ý tới công việc bên ngoài nhưng khi được hỏi nếu chỉ còn được sống hai tiếng nữa thì anh sẽ làm gì? Thế là lập tức ào lên: “Thôi về với vợ con ngay”.
Tỷ phú không phải là mục tiêu của tôi
Bạn quan niệm thế nào là tỷ phú và nghĩ gì khi từng được gọi là “cô gái tỷ đô” ?Bằng cảm nhận thực của bạn, Tân Hiệp Phát được xếp thứ mấy trong các tỷ phú ở Việt Nam?
Tỷ phú không phải là mục tiêu của tôi, kể cả chữ “cô gái tỷ đô” cũng là danh hiệu giới truyền thông đặt. Bản thân tôi chưa một lần nhìn nhận xem mình có bao nhiêu tiền cả. Điều quan trọng là tôi đã làm được gì, đóng góp được gì và quan trọng hơn nữa là ba mẹ.
Tôi không cảm thấy đó là thách thức hay áp lực mà đó là hạnh phúc khi được làm con của một người ba như thế; được nuôi rèn nắn từng ly từng tí. Ba không cho nhiều tiền, nhưng muốn hỏi gì hoặc thắc mắc gì trong cuộc sống, ông luôn ghi nhận câu hỏi của con cái rất nghiêm túc. Đặc biệt có những thứ ba rất phong kiến như: không được ăn mặc quá hở hang; không được đi chơi qua đêm; (trong cuốn sách đầu tiên chuyện nhà Dr Thanh của Uyên Phương có đoạn cô đi du học bên Singapore mà hai má con nhớ nhau quá, nhưng nếu biết cô về ba sẽ mắng là yếu đuối do đó cô về Việt Nam thăm má mà phải trốn ba, má con gặp nhau ở khách sạn- PV) .Chính vì thế có những thứ người khác không bao giờ chấp nhận.
Mọi người cứ hỏi tôi bao giờ lấy chồng (cười nhẹ) thì ba tôi nói thẳng luôn: “Chồng không phải là danh hiệu gì đó. Nếu con không tìm được ai ưng thì cứ ở đây với bố mẹ; còn nếu tìm được thì đó là lý tưởng”. Nói chung, ba tôi khi nhìn vào thì phong kiến nhưng khi đào sâu thì không phong kiến mà rất tự do thoải mái trong tư tưởng. Ông bảo: khi con chọn một người nào đó, ba không phải là người duyệt mà cái đó là “con chọn”, đó là quyết định của con và ba tôn trọng. Vì con sẽ là người sống và chịu trách nhiệm với quyết định đó cả cuộc đời”.
Sứ mệnh của Tân Hiệp Phát
Nếu nói rằng sứ mệnh của một tỷ phú lớn hơn người bình thường thì bạn nghĩ sứ mệnh của Tân Hiêp Phát là gì? Sứ mệnh của ông Trần Quí Thanh người sáng lập ra Tân Hiệp Phát là gì và của bạn là gì?
Tại cuốn sách mới ra mắt Uyên Phương từng hé lộ chi tiết, nếu bán cho Cocacola cách đây 7 năm giá 2,5 tỷ USD thì Tân Hiệp Phát mà cụ thể bố bạn đã là tỷ phú. Nhưng hiện theo nhiều đồn đoán, với những tài sản đang sở hữu, ông Trần Quý Thanh vẫn đủ để Forbes xếp hạng?
Nói về tài sản nhà Tân Hiệp Phát thì đúng là rất nhiều tạp chí viết về tỷ phú trên thế giới muốn viết nhưng gia đình tôi không muốn. Như tôi đã viết trong cuốn sách là nếu cách đây 7 năm, bố tôi đồng ý bán Tân Hiệp Phát cho Cocacola với giá 2,5 tỷ USD thì ngay lúc đó đã là tỷ phú. Nhưng ông đã chọn không bán. Hiện tất cả những thông tin liên quan đến cá nhân tài sản gia đình chưa bao giờ lên mặt báo.
Doanh nhân, giới khởi nghiệp nói gì về cuốn sách?
‘Tại trường Cambridge, từ lâu chúng tôi đã nghiên cứu về cách các doanh nghiệp gia đình thích nghi với nền kinh tế toàn cầu hoá. Đây là một cuốn sách mà tất cả các doanh nghiệp gia đình cần đọc nếu có khát vọng vươn ra thị trường thế giới thành công. Xin cảm ơn tác giả’ – JOHN A. DAVID, Chủ tịch trường quản lý MIT – Sloan, Giảng viên cao cấp về doanh nghiệp gia đình trường đại học Cambridge Đây là minh chứng sống động cho một câu tuc ngữ nổi tiếng ở Việt Nam “ Nghé mới sinh không sơ hổ” . Từng trang trong cuốn sách “ Vượt lên Người khổng lồ” sẽ lý giải lý do tại sao “ Người chơi mới” sẽ chỉ thành công khi họ thử thách bản thân bằng cách cạnh tranh với những “Người khổng lồ” hiện tại. Hãy đọc và khám phá – PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN , Nguyên viện trưởng viện kinh tế Việt Nam |
Công ty gia đình không đi xuống
DN gia đình chiếm trên 65% của thế giới, ý là mô hình quản trị của các DN gia đình vẫn đang là một hình lớn của thế giới, làm sao để duy trì DN đó ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp; theo kết quả nghiên cứu doanh nghiệp gia đình hiệu quả hơn các mô hình khác. Doanh nghiệp gia đình không chỉ kinh doanh về lợi nhuận nên khi khó khăn họ không dễ dàng từ bỏ. Nói về văn hóa và giá trị, gia đình chỉ còn sở hữu 3% cổ phần trong doanh nghiệp nhưng văn hóa gia đình vẫn còn tồn tại rất mạnh trong doanh nghiệp.
Về DN Việt, theo bạn, điểm mạnh là gì, điểm yếu cần khắc phục là gì?
Góc độ DN Việt có thiệt thòi hơn so với nhiều thị trường khác vì hiện cơ sở hạ tầng chúng ta chưa đủ- đào tạo chuyên môn kỹ thuật; thế hệ trẻ tư duy làm giàu chưa đến nơi đến chốn, rất dễ bỏ cuộc. Nhiều bạn chỉ đi làm được 3 tháng – 6 tháng đã muốn “nhảy” ra làm riêng trong khi như ở Tân Hiệp Phát, mình làm đến 10 năm vẫn cảm thấy mình chưa hiểu đủ. Khi mình làm ở doanh nghiệp thời gian quá ngắn làm sao đủ để hiểu doanh nghiệp, để đề xuất cải tiến và tạo dấu ấn cho bản thân. Còn về khai thác cơ hội, phục vụ khách hàng và khai thác khách hàng thì như nhau. Ví như Tân Hiệp Phát có lợi thế cạnh tranh: sản phẩm phải đạt chất lượng quốc tế từ ngày sản xuất cho Việt Nam; sản phẩm của Tân Hiệp Phát xuất khẩu trong nước đều như nhau; sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã đạt FDA đạt tiêu chuẩn cho thế giới sử dụng nên không có chuyện trong hay ngoài nước sản xuất chất lượng khác nhau mà luôn đồng đều cùng một chất lượng nhưng làm sao hiểu.
Cảm ơn bạn!
Về cuốn sách Competing with giants – Vượt lên người khổng lồ
Competing with giants (Vượt lên người khổng lồ), câu chuyện kỳ diệu của một công ty gia đình Việt Nam khởi nghiệp từ trong gian khó của thời kỳ hậu chiến tranh và kinh tế bao cấp đã vượt lên cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia hùng mạnh. Cuốn sách là kết quả công trình nghiên cứu 4 năm của Trần Uyên Phương sau khi kết thúc 1 chương trình đào tạo lãnh đạo tại Đại học Harvard năm 2012, với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo JACKIE HORNE (người Anh) và chuyên gia JOHN KADOR (người Mỹ). Nội dung cuốn sách vừa là câu chuyện thực tế về một công ty gia đình, vừa là một nghiên cứu kinh tế về môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, về phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu, về kinh nghiệm cạnh tranh giữa doanh nghiệp bản địa với các công ty đa quốc gia, về phương châm hành động “Không gì là không thể”, dám ước mơ lớn và hành động mỗi ngày để đạt ước mơ đó. Trong cuốn “Vượt lên người khổng lồ”, người đọc sẽ được khám phá những bí mật “động trời” trong quá khứ, khi Tập đoàn Coca-Cola từng thuê chuyên cơ để đưa gia đình nhà ông Trần Quí Thanh (Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) tới tổng hành dinh, và đề nghị mua lại doanh nghiệp nước giải khát của Việt Nam với giá 2,5 tỷ USD. Chứng kiến cảnh bố mình từ chối một khoản tiền mà mọi người hầu như sẽ không bao giờ nhìn thấy trong đời, toàn bộ triết lý sống của Trần Uyên Phương được thêm khẳng định từ thời khắc ấy. |
NGUỒN: Theo Báo Tiền phong online
Link bài: Hôm nay phải hơn hôm qua….
(https://www.tienphong.vn/kinh-