Khi sếp là bố mình, bài học ứng xử với sếp của tác giả “Vượt qua người khổng lồ”

Kinh tế & Tiêu dùng/ Báo PN&PL
 
Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh: Phi Hùng
Không gọi đấng sinh thành là “bố” ở công ty là giải pháp của “cô gái tỷ đô” Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.
 

Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, chia sẻ câu chuyện về mối quan hệ giữa cô và ông Trần Quí Thanh, bố của cô và cũng là người sáng lập tập đoàn với Young Upstarts.

Chúng ta đều có một mối quan hệ với một ông chủ thách thức dũng khí của chúng ta. Làm việc cho người khác và đáp ứng mong đợi của họ, dù nói ra hay không đều có thể rất khó khăn.

Bây giờ hãy tưởng tượng sếp của bạn – người quyết định nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả công việc và xác định nhiều khía cạnh của con đường sự nghiệp của bạn cũng chính là người biết rõ điểm yếu của bạn và có xu hướng coi bạn giống như một đứa trẻ hơn là người lớn. Đây là trường hợp mà tôi phải đối mặt trong công việc: Sếp là bố của tôi.

Từ một doanh nghiệp nấm men vận hành vào những năm 70, bố mẹ tôi đã xây dựng doanh nghiệp gia đình Tân Hiệp Phát (THP) thành công ty nước giải khát tư nhân lớn nhất Việt Nam, sẵn sàng từ chối lời đề nghị mua lại 2,5 tỷ USD từ Coca-Cola.

Lớn lên trong gia đình có truyền thống kinh doanh, tôi đã làm việc cho Tân Hiệp Phát từ khi tôi còn là một thiếu niên.

Bố tôi là giám đốc điều hành (CEO), và vị trí đầu tiên của tôi là trợ lý cho giám đốc tiếp thị. Không phải dễ dàng mà tôi làm vị trí đó thay vì tìm việc tại một công ty khác.

Và cha tôi thừa nhận rằng THP không phải là một công ty dễ dàng cho bất kỳ nhân viên nào, thậm chí là người trong gia đình. Ông thừa nhận rằng ông có thể là một ông chủ khó tính.

Quả thực, bố tôi rất khắt khe và tin tưởng vững chắc vào sự tự lực. Ông quan điểm: “Không ai phục vụ bạn. Bạn phải tự phục vụ chính mình và phục vụ người khác”. Ông là một người cứng rắn, thường phê bình những người ông yêu thương nhất, và có khuynh hướng bảo thủ và quyết đoán.

Gia đình tôi sống cùng nhau trong một căn hộ phía trên nhà máy. Tôi đã xoay sở để xây dựng sự nghiệp, giúp phát triển công ty và duy trì mối quan hệ yêu thương với bố. Tôi sẽ nói đến điều này chi tiết hơn trong cuốn sách mới của mình, Competing With Giants (tạm dịch: Vượt qua người khổng lồ).

Ở đây tôi đưa ra 6 lời khuyên cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ với gia đình trong kinh doanh, cho dù sếp của bạn là bố, mẹ, anh chị em hay bất kỳ người thân nào khác của bạn:

Đừng xem sự tin tưởng của sếp là hiển nhiên

Tôi từng rất ngạc nhiên khi biết bố ra lệnh kiểm toán bộ phận của tôi. Nhưng sau đó tôi nhận ra điều đó là hết sức bình thường khi bộ phận của tôi cũng cần có quá trình tương tự như bất kỳ của ai khác trong công ty.

Ngay cả khi ông chủ là cha của bạn hoặc một thành viên khác trong gia đình, bạn cần phải xây dựng sự tin tưởng. Bạn phải làm điều đúng, biết sự thật, và chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp những câu trả lời đáng tin cậy. Luôn luôn.

Thể hiện kết quả mỗi ngày

Giống như bất kỳ nhân viên nào khác, bạn phải tìm kiếm cơ hội bằng cách chứng minh năng lực bản thân mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là bạn phải thể hiện sự tương tác và mang lại kết quả thường xuyên và ổn định.

Bạn cũng có thể định lượng kết quả của bạn để trình bày với sếp: “Đây là những gì tôi đã hoàn thành. Hãy cho tôi một cơ hội để phát triển nó.”. Làm cho nhiệm vụ của bạn đáp ứng được những kỳ vọng mà sếp của bạn đặt ra với sự siêng năng như bất kỳ nhân viên nào khác, mà không phải là một người thừa kế công việc kinh doanh.

Nắm bắt những thách thức từ sếp của bạn như những cơ hội, đừng phản đối

Khi một ông chủ là cha mẹ của bạn đưa cho cho bạn một thử thách khó khăn, đứa trẻ trong bạn có thể thấy nó như một thông điệp về việc liệu họ có yêu bạn hay không. Nhận ra điều này và vượt lên trên nó. Hãy sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách mà sếp giới thiệu cho bạn như một cơ hội để chứng minh khả năng của bạn – không phải là vấn đề tình cảm.

Đừng gọi ông chủ của bạn là “Bố” tại nơi làm việc

Ngay cả khi sếp của bạn là bố bạn, tốt nhất là đừng gọi ông ấy là “bố” trong công việc. Tương tự với mẹ, dì, chú bác và người thân khác.

Để duy trì ranh giới phù hợp và gửi đúng thông điệp cho các đồng nghiệp khác, hãy sử dụng các lời chào chuyên nghiệp như “Mr.”, “Ms.”, “Ma’am” hoặc “Sir.” Đây cũng là lời nhắc nhở bạn cần tôn trọng ý kiến chuyên môn của nhau ngay cả khi đôi khi họ khác nhau. Về công việc, cha tôi và tôi xưng hô với nhau là Dr.Thanh, và Miss Phương. Nó hoạt động hiệu quả.

Tận dụng sự hiểu biết của bạn về sếp của bạn để giữ hòa khí

Bố tôi không thường xuyên tức giận, nhưng tôi đã phát triển một bộ công cụ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của tôi về những người phải hứng chịu sự tức giận của ông ấy. Mặc dù những công cụ này rất cụ thể đối với cha tôi, bạn cũng có thể thấy chúng hữu ích:

Đơn giản chỉ cần chạm vào cánh tay ông ấy. Động tác này đưa bố trở lại hiện tại và nhắc ông rằng ông đang đối mặt với một con người khác.

Phòng thủ hoặc đối đầu thường không phải là cách tốt để đối phó với bất kỳ ai trong cuộc sống. Hãy hỏi những gì bạn có thể làm để giúp đỡ. Với phản ứng này, mọi người không cảm thấy họ bị dồn vào một góc, cũng không làm họ cảm thấy xấu về sự bộc phát cảm xúc của họ và phản ứng tiêu cực lại với bạn. Tất cả các chiến thuật này thực sự có thể giúp giải quyết tình hình và thúc đẩy một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng.

Tìm kiếm lời khuyên bên ngoài khi cần thiết

Các nguồn lực bên ngoài có thể là vô giá để giúp các thành viên gia đình phát triển một mối quan hệ làm việc tích cực, hiệu quả và giao tiếp tốt với nhau.

Hai tổ chức đặc biệt hữu ích cho gia đình tôi và tôi là Young Presidents’s Organization (YPO), nơi tôi có thể có những cuộc trò chuyện ngang hàng với các giám đốc điều hành khác và Landmark Forum, một tổ chức chuyên về phát triển lãnh đạo và chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ.

Landmark dạy gia đình tôi cách lắng nghe một người nào đó đầy đủ và hào phóng, và làm thế nào để tạo điều kiện cho nhau thể hiện một ý kiến. Chúng tôi đã phát triển những cách mới có giá trị để giao tiếp với nhau.

Tôi tin rằng với sự tôn trọng lẫn nhau, thông tin rõ ràng và quan điểm thích hợp, các gia đình khác có thể thành công tương tự như vậy khi làm việc cùng nhau một cách hòa hợp, thành công và tôn trọng.

 
NGUỒN: Báo Phụ nữ & Pháp luật dẫn theo Báo Kinh tế & Tiêu dùng
Link bài: Khi sếp là bố mình…
(http://www.phunuphapluat.vn/bai-hoc-ve-xung-ho-cua-co-gai-ty-do-khi-sep-chinh-la-bo-d32653.html)
Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *