Truyền thông rất quan trọng trong “Quản lý sự thay đổi”

Trần Quí Thanh 

EVN và Bộ Công Thương không “thuộc bài” về quản lý sự thay đổi. (Ảnh: Thành Hoa, lời bình Báo TBKTSG)

—–

Khi có tăng thuế, tăng giá bất cứ mặt hàng nào, tất nhiên không có người dân nào hưởng ứng. Cho nên, phản ứng của dư luận đối với việc tăng giá điện hiện nay là điều đương nhiên.

Nhìn lại nhiều đợt tăng giá điện, nước, xăng, sẽ thấy những phản ứng trước đó không bằng đợt tăng giá điện này, vì sao? Câu trả lời là EVN không có một sự chuẩn bị tốt cho đợt tăng giá này.

Về khoa học quản lý, có lý thuyết về “Quản lý sự thay đổi”. Tăng giá điện ảnh hưởng đến gần 100 triệu dân, thì việc quản lý sự thay đổi đó càng cần thiết. Trong lý thuyết này, truyền thông giữ vai trò quan trọng nhất.

EVN cần phải cung cấp đầy đủ thông tin đến cộng đồng, chứng minh vì sao tăng giá điện. Chính vì EVN là doanh nghiệp độc quyền của Nhà nước, thì người dân càng đòi hỏi sự công khai hoạt động kinh doanh của EVN. Đằng này thì ngươc lại, giá điện lại đưa vào loại “thông tin mật”. Đây chính là yếu tố gây bất bình trong người dân.

Dân có quyền nghi ngờ vì mờ ám cho nên mới che giấu.

Công tác truyền thông về tăng giá điện còn cung cấp thêm cho người dân thấy rõ hai yếu tố là giá điện và sử dụng điện trong một hóa đơn tính tiền điện. Ví dụ, giá điện tăng trung bình 8,36%, nhưng hóa đơn điện tháng qua tăng gấp đôi. Vậy thì trong số tiền tăng đó, có phần tăng của sử dụng điện.

Nắng nóng, nhà nào cũng sử dụng máy quạt, máy lạnh nhiều hơn, vì vậy tiêu thụ điện nhiều hơn. Trời mát, chỉ cần mở máy lạnh 15 phút là đủ để làm mát căn phòng, trời nắng nóng, thời gian làm mát tăng lên gấp đôi, gấp ba lần.

Vậy thì bước truyền thông tiếp theo là làm sao cho người dân hiểu, giá điện tăng 8,36% là không thay đổi, nếu hóa đơn tăng 200% là do sử dụng điện. Muốn giảm chi phí thì phải tiết kiệm điện, không nên xài “thẳng tay” như khi giá điện còn rẻ.

Nhưng các nội dung truyền thông trên chỉ có sức thuyết phục khi EVN minh bạch thông tin, không phải đợi tới khi tăng giá, mà xuyên suốt hoạt động của mình. EVN là doanh nghiệp độc quyền Nhà nước, thì càng đòi hỏi tính công khai, minh bạch, Nhà nước thì có gì mà không minh bạch với dân.

Thời đại của Internet, của công nghệ thông tin, ai cũng nói xơi xơi về công nghệ 4.0. Bộ Công thương – EVN hãy công khai trên trang web tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh điện, tình hình tiêu thụ điện, giá thành từng tháng, công thức tính giá. Người dân theo dõi, có điều kiện để so sánh, đối chiếu, thì khi tăng giá, dân hiểu được nguyên nhân, chủ động trong sừ dụng điện, tiết kiệm điện.

Lý thuyết “Quản trị sự thay đổi” có nhiều nội dung, đối với việc tăng giá điện của EVN, tui xin bàn về truyền thông, và đó cũng là “case study” để vận dụng cho doanh nghiệp khi có sự thay đổi tương tự.

 

Sài Gòn ngày 12/05/2019

TQT

Bài đọc thêm, Link: Từ vấn đề giá điện: Bài học về quản lý sự thay đổi

(https://www.thesaigontimes.vn/288546/tu-van-de-gia-dien-bai-hoc-ve-quan-ly-su-thay-doi-.html)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *