Đậu Dung/ Báo Phụ nữ TpHCM
—–
Không phải vì công bố những mặt còn tồn tại mà ngành văn hóa xấu hơn trong mắt công chúng. Ngược lại, thẳng thắn, dũng cảm nhìn nhận những yếu kém, có khi lại ghi điểm với dư luận.
Vậy vì sao lại phải cần “chuẩn bị chín muồi” để công bố những điều mà ai cũng biết? Có không ít người đặt câu hỏi: “Như thế nào mới gọi là “chín muồi” theo suy nghĩ của bộ? Và phải chăng, bộ cũng nên công khai tiêu chí “chín muồi”, để khi công bố, dư luận đỡ bị “sốc”?”.
Triển khai bình chọn những sự kiện tiêu biểu theo hướng tích cực được; có lý nào, bộ lại gặp khó khăn trong việc triển khai bình chọn những sự kiện còn tồn tại trong năm qua? Hay ngay từ đầu, ý hướng của bộ đã là tốt khoe, xấu che?
Tổng kết là một công việc có ý nghĩa, để nhìn lại một năm, ở cả những việc làm được và cả những việc còn tồn tại, cần khắc phục, nhằm hoạch định kế hoạch cho năm tới. Nói những mặt được, thì cũng cần nói cả những điểm chưa được. Cũng chẳng có ngành nào trong quá trình quản lý và hoạt động chỉ có tốt đẹp, thuận lợi mà không tồn tại khó khăn. Vì thế, câu chuyện quản lý văn hóa cần biết vượt ra khỏi phạm vi “trong nhà”, “đóng cửa bảo nhau” để nghĩ rộng hơn. Nhất là với vị trí cơ quan đầu ngành, Bộ VH-TT-DL hoàn toàn có thể tổng kết một năm bằng những kết luận đường hoàng, dõng dạc. Chỉ “có vấn đề”, mới thiếu tự tin như vậy.
Nói thật, năm nào đi dự tổng kết của ngành, cánh phóng viên chúng tôi cũng chán lắm!
NGUỒN: Theo Báo Phụ nữ TpHCM online
Link bài: Tốt khoe, xấu che, sao lớn?
(https://www.phunuonline.com.