Làm gì trong quản trị nhân sự thời 4.0?

Trần Quí Thanh

Nguồn hình: Báo DNSG

—–

Kính gửi bác Dr Thanh,

Nhóm khởi nghiệp 9x Hải Phòng xin gửi lời chào kính trọng và hâm mộ tới bác.

Thưa bác, chúng cháu đã đọc bác nhiều, tất cả đều có ích cho lớp trẻ khởi nghiệp. Tuy vậy chúng cháu vẫn tha thiết muốn bác bày vẽ cụ thể hơn. Ví dụ nhiều vấn đề nhân sự bác đã nói, nhưng chúng cháu vẫn muốn bác nói thêm: Quản trị nhân sự nên bắt đầu từ đâu, nhất là ở thời 4.0? Điều tối kỵ tránh và điều cần làm ngay.

Mong chờ bác hồi âm

Kính bác

Nhóm khởi nghiệp 9x Hải Phòng: minhletiendo1990@gmail.com

—–

Nhóm khởi nghiệp 9x Hải Phòng mến,

Quản trị nhân sự là khó nhất trong quản trị doanh nghiệp, vì khi quản trị được nhân sự thì sẽ quản lý được tất cả. Bởi vì, chính những nhân sự đó quản trị từng bộ phận của doanh nghiệp, vận hành từng dây chuyền sản xuất trong nhà máy…

Vì sao quản trị nhân sự khó nhất? Một cỗ máy bị hỏng một con ốc vít hay một bộ phận nào đó thì có thể mua cái khác thay ngay, nhưng với một nhân viên trong công ty “hư hỏng”, không thể sa thải ngay lập tức. Chưa kể, mỗi con người là một cá tính, một “tiểu vũ trụ”, một nhận thức, một nền tảng văn hóa khác nhau, quản lý đẻ cho họ đi vào một nề nếp chung, văn hóa doanh nghiệp chung hoàn toàn không dễ dàng.

Cho nên, mục đích của khoa học về nhân sự là làm sao sử dụng được nhân sự trong một tổ chức, một doanh nghiệp có hiệu quả, và khai thác được hết nguồn tài nguyên con người trong doanh nghiệp.

Quản trị con người trong thời đại 4.0 chính là khai thác công nghệ để quản trị, số hóa hệ thống hành chính trong doanh nghiệp để có được các số liệu minh bạch, khách quan nhất về chất lượng lao động. Hãy đi đến tận cùng kết quả bằng các con số, không được cảm tính.

Số liệu sẽ giúp CEO định lượng được năng suất lao động, chất lượng lao động của nhân viên. Và việc tăng hay giảm lương là căn cứ vào kết quả được số hóa đó.

Thường trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp vận hành theo kiểu thủ công, có rất nhiều người “mồm miệng đỡ chân tay”, xun xoe với cấp trên để được thăng tiến, ít nhất cũng được tăng lương. Điều này làm cho những người tích cực, làm việc tốt không phục. Và tạo ta văn hóa xấu, là xu nịnh để được lợi ích hơn là làm việc chăm chỉ và có hiệu quả.

Còn quản lý nhân sự bằng định lượng qua các chương trình được thiết kế khoa học, thì cho dù một nhân viên không hề được gặp cấp trên, thì vẫn được tăng lương nếu anh ta làm việc giỏi, đây chính là cơ chế khuyến khích làm việc hiệu quả nhất.

Thêm một yếu tố quan trọng mà các cháu cần lưu ý, một doanh nghiệp có nhiều nhân viên giỏi chưa chắc đã có một kết quả làm việc tốt. Thực tế này cho thấy, hiệu quả của khai thác nguồn nhân lực phụ thuộc vào năng lực quản trị nhân lực của CEO.

CEO là nhạc trưởng trong một dàn nhạc, làm sao điều khiển để từng nghệ sĩ thể hiện hết tài năng nhưng đúng phần biểu diễn của mình, tạo nên bản đồng ca hoàn hảo. Nếu ai cũng muốn thể hiện cá nhân, nhưng không tuân theo sự điều khiển của nhạc trưởng thì dàn đồng ca đó vứt.

Vậy nhé các cháu, có gì cứ meo cho bác.

Trần Quí Thanh

(Hãy viết thư cho tôi: tranquithanh1953@gmail.com)

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *