Lê Thanh Phong/ Báo Lao Động
—–
Phòng dịch nghiêm ngặt là đương nhiên, không nói lôi thôi gì hết.
Nhưng phòng dịch một cách máy móc, cực đoan đến mức kỳ thị người ở vùng dịch, hàng hóa ở vùng dịch, thì không thể chấp nhận.
Đợt bùng dịch này, Hải Dương phải lên tiếng kêu cứu, bởi vì bị kỳ thị. Hàng hóa không lưu thông được, người sản xuất, nhà nông chỉ có khóc ròng.
Rồi những biểu hiện “ngăn sông cấm chợ”. Địa phương nào cũng “cố thủ cho chắc” thì người dân còn bị ảnh hưởng bởi những lệnh cấm. Buôn bán làm ăn không được thì lấy gì để sống.
Ở các địa phương không phải là ổ dịch, hàng quán bị hạn chế. Ngồi trong quán nhậu bắt giữ khoảng cách. Hoặc là cấm, hoặc là cho phép buôn bán. Ngồi nhậu thì làm sao giữ khoảng cách, quá máy móc.
Đọc bài “Đừng vì sợ hãi con virus SARS-CoV-2 mà tê liệt chuyện làm ăn” đăng trên Lao Động ngày 20.2.2021, tui tâm đắc nhất đoạn này:
“Không chủ quan trước đại dịch, mỗi người đều cẩn thận đề phòng, chính quyền quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, đưa ra biện pháp phòng dịch phải tỉnh táo và khoa học, nếu không thì coi chừng không chết vì dịch mà “chết vì đói”.
Xin đừng quên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc rất nhiều lần về “mục tiêu kép”. Mục tiêu kép đó không chỉ đối với tập đoàn, doanh nghiệp, công ty kinh doanh, mà còn với gánh hàng rong của người dân “trực thuộc nền kinh tế vỉa hè”.
Trần Quí Thanh
—-
Lãnh đạo TPHCM đi kiểm tra việc thực hiện các quy định phòng dịch ở một số tuyến đường tập trung nhiều quán nhậu vào đêm 18.2, đã xử phạt một số quán tụ tập hơn 30 người, mức phạt từ 20 – 40 triệu đồng.
Không chấp hành quy định phòng dịch của chính quyền đương nhiên bị xử phạt, đó mới là sức mạnh của chính quyền và là biện pháp để tăng cường hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, phải xem xét mức độ kiểm soát phù hợp để người dân được buôn bán, làm ăn kiếm sống.
Bà con thuê mướn mặt bằng, kinh doanh thua lỗ vì dịch suốt năm qua, nhờ mấy ngày Tết kiếm thêm được đôi đồng bù đắp tiền thuê mặt bằng và trả lương nhân viên, nhưng gặp phải quy định hạn chế, quá khổ sở.
Các vị lãnh đạo đi kiểm tra phòng dịch, đồng thời lắng nghe, ghi nhận ý kiến của bà con để rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Quan điểm của lãnh đạo là chia sẻ khó khăn với người dân kinh doanh buôn bán, nhưng phòng dịch vẫn là quan trọng nhất.
Ở các địa phương khác, lãnh đạo cũng quyết tâm phòng dịch, đặt việc này lên hàng đầu. Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội đều đưa ra nhiều biện pháp phòng dịch theo kiểu siết chặt. Từ hàng quán vỉa hè cho đến việc lưu thông hàng hóa, từ người buôn bán cho đến nguồn cung cấp hàng hóa đều rơi vào tình trạng khổ sở.
Đúng là phòng dịch quan trọng nhất, nhưng tính toán để đưa ra các quyết định, quy định phù hợp còn quan trọng hơn. Nếu không thì chưa chắc phòng dịch đã hiệu quả, mà chủ yếu là hình thức.
Thử hỏi, chính quyền có đủ lực lượng để đi kiểm tra hết các quán nhậu, các quán vỉa hè, quán ăn, quán cà phê không? Chắc chắn là không. Người buôn bán sẽ tìm cách để tồn tại, sẽ có những đối phó với các quy định phòng dịch. Cho nên, tốt hơn hết là xác định nguy cơ dịch bệnh đúng với thực tế, nếu ở cấp độ nguy hiểm thì cấm mở cửa tất cả hàng quán. Việc này từng thực hiện và người dân chấp hành nghiêm.
Còn xác định cấp độ không nguy hiểm, thì hãy để người dân buôn bán làm ăn như bình thường. Cho phép kiểu nửa vời sinh ra hình thức, không mang đến hiệu quả phòng dịch cao, lại gây khó khăn cản trở trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Không chủ quan trước đại dịch, mỗi người đều cẩn thận đề phòng, chính quyền quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, đưa ra biện pháp phòng dịch phải tỉnh táo và khoa học, nếu không thì coi chừng không chết vì dịch mà “chết vì đói”.
Xin đừng quên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc rất nhiều lần về “mục tiêu kép”. Mục tiêu kép đó không chỉ đối với tập đoàn, doanh nghiệp, công ty kinh doanh, mà còn với gánh hàng rong của người dân “trực thuộc nền kinh tế vỉa hè”.
NGUỒN: Theo Báo Lao Động
Link bài: Đừng vì…
https://laodong.vn/su-kien-