Những bức hình đen trắng tuyệt đẹp về dãy núi hùng vĩ và ma mị

Hải Minh dịch/ Báo VTV News

Khác với vẻ thân thiện và đầy màu sắc thường thấy, 1 NAG Ba Lan đã mang tới cho khán giả cái nhìn mới hùng vĩ và ma mị về 1 dãy núi cao tới “cô quạnh” trên thế giới.

Dãy núi Karakoram là dãy núi lớn nằm giữa biên giới Pakistan, Tajikistan, Afghanistan, Ấn Độ và Trung Quốc, tập trung nhiều đỉnh núi cao nhất trên thế giới – với 4 trong số các đỉnh núi thuộc dãy này có độ cao hơn 7.900m, bao gồm đỉnh K2 (cao 8611m), trong khi đó, độ cao trung bình của các ngọn núi ở đây là khoảng 6100m.

Bức hình tuyệt vời về đỉnh K2 thuộc dãy Karakoram, được thực hiện bởi NAG Tomasz PrzyChodzien

Đây là nơi tạo cảm hứng sáng tác để nhiếp ảnh gia người Ba Lan – Tomasz PrzyChodzien cho ra đời những bức hình tuyệt vời và hiếm có về những ngọn núi thuộc hàng cao nhất thế giới này.

Dãy Karakoram hùng vĩ là một phần của quần thể các dãy núi ở Trung Á bao gồm cả dãy Himalaya. Nó trải dài khắp Tajikistan, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Ấn Độ. Trong ảnh là K2, Tomasz nói ‘có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong tất cả núi trên 8.000m’ đối với các nhà leo núi.

Nhiếp ảnh gia 36 tuổi lúc đầu định thực hiện bộ ảnh trên dãy Everest nhưng sau đó lại cho rằng nó “quá xấu”. Dành một khoảng thời gian để nghiên cứu về các ngọn núi, Tomasz PrzyChodzien quyết định lựa chọn dãy Karakoram để thực hiện những bức ảnh để đời của mình.

Khi Tomasz bắt đầu nghiên cứu về vùng núi Karakoram, anh ấy nói rằng đó là ‘tình yêu sét đánh’. Anh nói thêm: ‘Tất cả những ngọn núi đó dường như cực kỳ sắc nhọn, không thể tiếp cận và đáng sợ. Tôi không chần chừ một giây để quyết định rằng mình phải tới đó.’. Ảnh chụp Tomasz ở khu cắm trại trên núi K2 ở độ cao 5150m.

Tomasz PzryChodzien chia sẻ với tờ DailyMail: “Đó là tình yêu sét đánh. Tôi đã rất ngạc nhiên trước việc rất nhiều đỉnh núi hùng vĩ đều nằm ở đó. Tất cả đều vươn thẳng lên trời sắc nhọn, gần như không thể tiếp cận và trông rất đáng sợ. Tôi không phải chần chừ khi quyết định rằng mình sẽ tới đó.

“Đỉnh K2 giống như 1 quả anh đào trên ngọn cây. Rồi còn những đỉnh núi Cathedral, Uli Biaho, Trango Towers, Masherbrum, Gasherbrum, Muztagh Tower, Marble Peak, Mitre – mỗi 1 đỉnh núi trong số đó đều xứng đáng để chúng ta có một hành trình. Chưa kể, có những đỉnh núi cao bất thường tại đây thậm chí còn không có tên gọi.

Mây bao quanh núi K2 tạo thành một khung cảnh huyền bí. Ảnh được chụp bởi Tomasz – “Với những nhà leo núi chuyên nghiệp, có thể họ thấy chẳng có gì là nguy hiểm tuy nhiên việc ngoài kia có những người đã thực sự chinh phục nó vẫn là điều không thể tin nổi đối với cá nhân tôi”

Tomasz PzryChodzien tới dãy núi Karakoram vào năm 2019 với toàn bộ hành trình dài 22 ngày, bao gồm 8 ngày đi bộ, 1 vài ngày nghỉ ngơi, đến điểm cắm trại ở dãy K2 với độ cao 5150m và chỉ nán lại vài giờ trước khi quay trở lại.

Để chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về đỉnh K2, nhiếp ảnh gia người Ba Lan đã phải đi quãng đường dài từ khu cắm trại đến nơi không có Internet và tín hiệu di động, dưới nhiệt độ thời tiết âm độ C, leo qua nhiều vách đá sắc nhọn sẵn sàng cướp đi sinh mạnh của nhà thám hiểm. Mặc dù vậy, như những gì người xem đang được thấy, thành quả mang lại cho Tomasz PzryChodzien là hoàn toàn ứng đáng.

Với vài giờ ít ỏi chụp hình về đỉnh K2, Tomasz PzryChodzien đã cố gắng khắc họa đầy đủ và chân thực về sự hùng vĩ đáng kinh ngạc của dãy Karakoram cũng như môi trường xung quanh nó – những con dốc không thể tiếp cận, những đỉnh núi nhọn hoắt như chọc thủng tầng mây và thời tiết khắc nghiệt có thể “dở mặt” trong tích tắc.

Có thể với những nhà leo núi chuyên nghiệp, những ngọn núi này khơi gợi thách thức, nhưng việc tưởng tượng rằng có những người ngoài kia thực sự đã lên đỉnh của chúng thật khiến tôi kinh ngạc. K2 là ngọn núi có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trên thế giới đối với các nhà leo núi tính trong số các ngọn núi có độ cao 8.000m. Cứ 4 người có ý định chinh phục đỉnh núi này thì 1 người sẽ mãi mãi không trở về nhà. Nhưng không chỉ có K2 ở Karakoram – rất nhiều đỉnh núi trên dãy này dường như không thể leo lên với con người.

“Những cái tên nghe có vẻ như thời Trung cổ – ví dụ Lâu đài Trango (Trango Towers); Nhà thờ chính tòa (Cathedral) càng làm tăng thêm màu sắc đen tối và khơi gợi cảm giác nguy hiểm xung quanh chúng. Những ngọn núi không phải lúc nào cũng thân thiện và đầy màu sắc như những gì chúng ta thấy trên Instagram.

Trong chuyến đi của mình, Tomasz PzryChodzien đã chụp lại rất nhiều hình ảnh về các ngọn núi mà không cần sử dụng flycam – vì “nhìn thấy tất cả những bức tường khổng lồ bằng đá với kết cấu cực kỳ phức tạp, không đồng nhất đã đủ khiến anh chóng mặt” – tờ DailyMail dẫn lời.

Hình ảnh đáng kinh ngạc này là tấm ảnh yêu thích của Tomasz. Nó cho thấy một cơn bão trên Tháp Trango – với đỉnh cao 6286m.

 

Thời tiết dị thường trên đỉnh Tháp Trango thuộc dãy Karakoram.

Theo Tomasz PzryChodzien, một trong những bức ảnh ưa thích của bản thân là lúc anh chụp lại đỉnh Tháp Trango (Trango Towers) – khi anh đã phải chiến đấu với thời tiết khắc nghiệt để có thể nắm bắt khoảnh khắc.

“Tôi thực sự thích những bức ảnh về trận mưa như trút nước trên đỉnh Tháp Trango. Khi đó chúng tôi đang trở về từ Urdukas, đến Paiju, đang hướng về trại ở K2 và không có điều kiện tốt để chụp hình. Mọi thứ bắt đầu một cách khó hiểu khi những đám mây đen tràn nhanh qua dãy núi. Trong 10 phút, tình hình thời tiết đầy biến động, mưa lớn bao trùm các đỉnh núi. Tôi đã chọn sai chỗ, khối núi Trango bị che khuất bởi các nếp gấp của sông băng” – Tomasz PzryChodzien nói – “Để có được vị trí tốt hơn, tôi bắt đầu chạy lên đỉnh đồi cao nhất trong khu vực, đi đường tắt qua những dãy núi đá cách xa đường mòn. Một cơn gió mạnh thổi đến, chân tôi như chùn xuống giữa những viên đá nhỏ – cứ 2 bước tiến lên, tôi lại phải lùi lại 1 bước”.

“Trong vòng hơn chục phút, tôi đã lên được khoảng 100m độ cao. Ở độ cao từ 3.500m đến 4.000m, nỗ lực này là rất lớn. Tôi không thể thở được. Nhưng phần thưởng là một vài khung hình mà tôi rất tâm đắc”.

     

Nói kỹ hơn về hành trình của mình, nhiếp ảnh gia 36 tuổi cho biết để đến được vùng Karakoram, anh đã phải thu xếp hậu cần với một công ty du lịch địa phương có trụ sở tại Pakistan trước khi anh rời Ba Lan và xin thị thực Pakistan.

Tiếp theo, Tomasz PzryChodzien bay đến thành phố Skardu của Pakistan, nằm trong khu vực Gilgit-Baltistan, trước khi đi 1 ngày trên xe jeep đến Askole – thị trấn nhỏ nơi bắt đầu hành trình đến khu vực cắm trại ở K2.

1 đoàn gồm 30 người đã phải đi bộ từ Askole đến trại ở núi K2.
Mỗi ngày Tomasz phải ngủ trong lều nhưng “chăn ấm, nệm êm” khiến trải nghiệm này vẫn tương đối dễ chịu với cá nhân nhiếp ảnh gia người Ba Lan.
“Rất hiếm nhìn thấy cây trên các rặng núi này, tôi chỉ thấy lẻ tẻ trong những ngày đầu của hành trình” – Tomasz chia sẻ.
Hành trang của Tomasz trong hành trình là balo máy ảnh nặng khoảng 15kg và nước uống.
“Tôi thích cảm giác được đối mặt với những đỉnh núi mà không bị làm phiền bởi điện thoại hay email”. Ảnh chụp đỉnh Cathedral.

Tomasz cho hay: Trải nghiệm nguy hiểm và thú vị đầu tiên là con đường đến Askole vì nó không được trải nhựa, hẹp, rộng chỉ vừa 1 chiếc ô tô, không có gì bảo hộ và xe phải chạy trên rìa của những vách đá dựng đứng. Đó là thời điểm tôi được chiêm nghiệm những kỹ năng đặc biệt của những người trợ giúp Pakistan. Người lái xe của chúng tôi chắc chắc xứng đáng với những gì mà chúng tôi đã chi ra cho anh ta.

Bức hình được Tomasz chụp từ điểm cắm trại ở Urdukas tới đỉnh núi Baltoro.

30 người sau đó đã tham gia chuyến đi bộ từ Askole đến trại ở K2, bao gồm 1 trưởng đoàn, 1 hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp và người khuân vác. Mỗi đêm, Tomasz được ngủ trong lều khá thoải mái. Trong phần đầu tiên của chuyến đi, nhiệt độ thời tiết cao và Tomasz cho rằng khó khăn chính là nắng cháy. Tuy nhiên, khi gần đến khu cắm trại K2, nhiệt độ vào ban đêm sẽ giảm đến mức đóng băng.

Trong ảnh là một đỉnh không xác định giữa trại Concordia và Urdukas.
Tomasz giải thích: ‘Không giống như đi bộ ở vườn quốc gia Himalayas, đường đến K2 chỉ dẫn qua các khu vực đá và sông băng. Nó trông giống như một sa mạc được làm bằng đá và băng. ‘ Anh đã chụp được cảnh ấn tượng này gần Đỉnh Paiju.
Một bức hình hoành tráng về Đỉnh Marble ở độ cao 6.256m. Tomasz chụp bức hình này từ trại Concordia gần K2
Bức hình chụp Tháp Không tên – một đỉnh lớn, nhọn, cao 6.239m – tên gọi khác của Tháp Trango.

Điều đó cũng có nghĩa nhiếp ảnh gia phải mang quần áo cho mọi trường hợp, bao gồm áo khoác đi mưa, quần đi mưa, tất leo núi, quần nhẹ hơn, áo khoác nhẹ hơn và mũ len.

Trong quá trình leo núi, nhiếp ảnh gia người Ba Lan sẽ mang theo đồ nghề chụp ảnh đựng trong balo nặng khoảng 15kg, cùng với áo mưa và 3 lít nước uống. Mọi thứ khác đều được người khuân vác hỗ trợ. Ở khu vực này, Internet và sóng điện thoại không hoạt động nhưng Tomasz PzryChodzien lại tỏ ra thích thú về điều đó.

Tomasz đã chụp lại hình ảnh tuyệt đẹp này ở gần cuối chuyến đi giữa Jhola và Askole. Nó cho thấy chân của Bakhordas – một ngọn núi cao 5.810m.

“Đối với những ngọn núi – tôi thực sự thích thú việc được dành thời gian riêng tư ngắm nhìn chúng. Không có sóng điện thoại, không có cuộc gọi, không email và không có Internet. Nhóm của chúng tôi đã đồng ý về việc có một số ngày nghỉ ngơi, trong đó tôi có thể nhìn chằm chằm cả ngày vào những bức tường đá tuyệt đẹp, tất nhiên, bao gồm cả việc chụp ảnh chúng.

Cảnh đẹp này cho thấy quang cảnh từ trại Concordia. Tomasz nói: ‘Hầu hết mọi người đều tưởng tượng về một thiên đường với nước ấm và những cây cọ xung quanh. Sa mạc mặt trăng này được tạo thành từ các sông băng vô tận và hàng tấn đá hóa ra mới là thiên đường riêng của tôi”.

“Đây là kiểu nhiếp ảnh chậm, giúp tôi hiểu rõ hơn về phong cảnh xung quanh và phát triển mối liên kết chặt chẽ hơn giữa chủ thể bức hình với môi trường xung quanh”.

Sự tĩnh nặng nơi đỉnh núi – theo Tomasz, thậm chí còn không bị làm phiền bởi động vật hoang dã.

“Không giống như việc đi bộ xuyên rừng ở Himalayas, đường đến K2 chỉ dẫn qua các khu vực núi đá và sông băng. Nó trông giống như một sa mạc được làm bằng đá và băng, tô điểm thêm mặt trăng vào mỗi tối. Hầu như không có bất cứ cái cây nào trên đường đi. Trong 3 tuần ở đó, tôi chỉ nhìn thấy một số loài chim và chuột, nhưng tất cả chỉ có vậy. Toàn bộ khu vực là nơi khó tồn tại, không chỉ đối với con người” – Tomasz nói.

Tomasz giải thích rằng anh thích ‘kiểu chụp ảnh chậm giúp tôi hiểu rõ hơn về phong cảnh xung quanh và phát triển mối liên kết chặt chẽ hơn với môi trường’. Trong ảnh là Masherbrum, còn được gọi là K1 với đỉnh cao 7,821m.

Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiện, nhiếp ảnh gia người Ba Lan đang có kế hoạch quay trở lại vùng núi Karakoram vào cuối năm nay như một chương tiếp theo của chuyến thám hiểm nhiếp ảnh mà anh đã thực hiện.

“Tôi không thực sự thích thuật ngữ thám hiểm nhiếp ảnh nhưng được ở giữa những ngọn núi ấy là một cảm giác phi thường. Hầu hết mọi người đều tưởng tượng về một thiên đường với nước ấm và những cây cỏ xung quanh. Sa mạc được tạo thành từ các sông băng vô tận và hàng tấn đá, tô điểm thêm mặt trăng, hóa ra mới là thiên đường của riêng tôi” – Tomasz cho biết thêm.

Đài tưởng niệm ở khu vực cắm trại trên K2, nơi tưởng nhớ những nhà leo núi đã thiệt mạng trên hành trình chinh phục đỉnh núi cao thứ 2 thế giới này.

NGUỒN:  Theo báo VTV News

Link bài: Những bức hình…

https://vtv.vn/doi-song/nhung-buc-hinh-den-trang-tuyet-dep-nhung-u-am-ve-day-nui-cu-4-nguoi-di-1-nguoi-khong-tro-ve-2021032114125995.htm

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *