Hồ Vi Đại Nghĩa/ Báo PL Tp HCM
Dù muốn hay không, tất cả mọi người nên tìm hiểu về căn bệnh COVID-19 này, đừng chủ quan. Tìm hiểu cách vượt qua nó nếu mình mắc phải, tìm hiểu xem nếu mình không may mắc phải thì mình phải đối mặt với vấn đề gì?
Nếu bạn không may bị đánh số, bạn hãy tự tin, hãy an tâm, bạn sẽ được các chuyên gia y tế chăm sóc chu đáo.
Luyện tập trong phòng cách ly
Sáng mỗi ngày tôi thức dậy từ 4 giờ 30 đến 7 giờ, dành cho việc vệ sinh, uống nước, khò muối họng, ăn nhẹ và uống thuốc, vận động nhẹ đi đi lại lại.
Từ 7 giờ đến 11 giờ dành cho việc ăn sáng, vận động nhẹ, thăm khám của bác sĩ, các y tá, hộ lý lấy mẫu xét nghiệm và nghỉ ngơi.
Từ 12 giờ đến 14 giờ: Ăn trưa, uống thuốc và nghỉ ngơi, ban ngày nếu nằm nghỉ tôi cố gắng nằm sấp nhiều nhất có thể theo lời bác sĩ dặn để tránh đông cứng phổi.
Từ 15 giờ đến 20 giờ: Vận động nhẹ, ăn tối, uống thuốc, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi và đi ngủ sớm, khoảng 21 giờ.
Về vận động, bạn nên tập trung vào việc hoạt động của phổi qua các bài tập có hít thở sâu bằng mũi, tập kiểu gì cứ tập, bài gì cứ tập miễn làm sao cho phổi phồng lên xẹp xuống. Ban ngày nếu phải nghỉ ngơi thì nằm sấp nhiều nhất có thể.
Vận động toàn thân, trong phòng cách ly không có nhiều không gian, chịu khó đi tới rồi đi lui, có hoạt động cho máu lưu thông.
Thực phẩm, dinh dưỡng bổ sung
Về chế độ dinh dưỡng, tôi luôn ăn hết khẩu phần của bệnh viện dành cho các BN. Mấy ngày đầu bác sĩ dặn luôn: “Rất nhiều BN trở nặng chỉ vì không chịu ăn uống, dù sức khỏe rất tốt, đã có ví dụ rồi đó” nên đâm ra tôi tích cực ăn uống, dùng hết các thực phẩm bổ sung từ bạn bè tiếp tế.
Thật sự trong thời điểm cơ thể bị nhiễm COVID-19, mọi lời khuyên thì quan trọng nhất là ăn uống, ăn nhiều, đủ các loại thực phẩm bổ sung sao cho cơ thể hấp thu, đủ liều lượng, đừng nhiều quá sẽ gây cơ thể mệt mỏi lại khổ.
Đồ ăn tốt nhất là loại mở ra dùng luôn, tránh loại phải chế biến, làm nóng cũng tránh loại phải để tủ lạnh mặc dù ở đây có tủ lạnh đầy đủ, các loại bánh mặn, ngũ cốc, lương khô là tốt nhất.
Đừng sợ hãi, hoảng loạn vì COVID-19 mà hãy chiến đấu, hãy chuẩn bị sức khỏe tốt nhất khi đối mặt với nó.
Tâm lý là điều quan trọng nhất trong điều trị COVID-19, mọi chuyện đã có các chuyên gia y tế lo. Bạn chỉ cần tinh thần tích cực, lạc quan.
Một việc khác rất quan trọng đó là bệnh nền, có nghĩa bạn có bất kỳ bệnh gì trong người thì hãy đi chữa nó, bạn nên tầm soát sức khỏe định kỳ, bạn nên tập thể dục để luôn có sức khỏe tốt nhất cho chính bạn và dành cho chẳng may, khi phải đối mặt với COVID-19 bạn sẽ nắm được cơ hội vượt qua nó rất nhiều.
Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng Ngày 26-4, Bộ Y tế có Quyết định số 2008/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Hướng dẫn này thay thế cho hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus SARS-CoV-2 ban hành kèm theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29-7-2020 của bộ trưởng Bộ Y tế do có quá nhiều biến thể khác nhau. Theo đó, hiện chưa có thuốc đặc hiệu đối với COVID-19 nên chủ yếu bệnh nhân được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vaccine, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh. Theo Bộ Y tế, nguyên tắc điều trị chung, phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, với ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) thì điều trị tại các khoa, phòng thông thường. Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có các bệnh mạn tính hay người cao tuổi thì cần được điều trị tại các phòng cấp cứu của các khoa, phòng hoặc hồi sức tích cực. Ca bệnh nặng – nguy kịch (suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị hồi sức tích cực. Do COVID-19 chưa có thuốc đặc hiệu nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. |
Nguồn: Theo Báo Pháp luật Tp HCM
Link bài:” Tôi được…”…
https://plo.vn/suc-khoe/toi-