Quản lý thời gian hiệu quả

Nguyễn Xuân Hoàng/ Nhà máy NGK Bình Dương

Tất bật với công việc là hình ảnh thường thấy trong xã hội hiện đại.

Làm sao có thời gian biểu hợp lý nhất?

Làm việc như thế nào để có hiệu quả cao nhất? Nhiều người nghĩ rằng, hiệu quả sẽ luôn tỷ lệ thuận với lượng thời gian mà họ bỏ ra để nghiền ngẫm về công việc nào đó.

Thời gian là vàng bạc. Hãy xây dựng thời gian biểu làm việc bằng cách khởi đầu với một khối lớn, kế đến là vài khối vừa các công việc giống nhau. Khối nhỏ được chèn vào khoảng trống giữa hai khối kia. Thói quen này sẽ chắp cho bạn đôi cánh thoát khỏi cảnh tối tăm mặt mũi vì công việc.

GIỜ NÀO VIỆC NẤY

96% não của chúng ta chỉ tập trung nghĩ về quá khứ, tương lai và về người khác, 4 nghĩ về công việc. Ngồi vào bàn làm việc nhưng bạn lại nghĩ về con, áy náy về hành động tối qua hay lo lắng tương lai của mình sẽ như thế nào. Ngồi ở cơ uan nhưng lại nói chuyện ở nhà, và về nhà lại nói chuyện ở cơ quan là tình trạng chung của nhân viên văn phòng… Khắc phục việc này, bạn phải gây áp lực cho chính mình bằng cách đặt giới hạn thời gian cho các kế hoạch công việc cụ thể, áp lực đó phải dựa trên khả năng của bạn, điều này buộc bạn phải tập trung vào công việc và giờ nào việc nấy.

PHẢI BIẾT LỰA CHỌN

Trước danh sách công việc, bạn luôn thấy việc nào cũng nên làm và từ đó cái gì bạn cũng làm, ai bạn cũng giúp. Lòng tử tế đã khiến bạn không làm việc gì đến nơi, đến chốn.

Thời gian có hạn, bạn không thể làm là nhiều việc một lúc. Do vậy bạn phải lựa chọn đúng công việc và đồng nghĩa với việc bạn phải nói không với một số người.

Để tránh được điều này, bạn ghi danh sách những công việc phải làm, cần làm và nên làm ngay từ đầu giờ sáng, kiểm tra vào cuối giờ trưa, sắp xếp lại danh sách công việc lần nữa để xem mình đã làm được gì và chưa làm được việc gì. Cuối ngày bạn kiểm tra lại và lên kế hoạch cho ngày mai.

CÔNG VIỆC ĐẾN TAY ĐẨY ĐI NGAY

Khi được giao công việc, bạn nên dành thời gian làm ngay phần việc của mình, và chuyển công việc còn lại cho người khác. Có như thế bạn mới không bị dồn ứ công việc và không phải bận tâm suy nghĩ uá nhiều về  những việc chưa hoàn thành. Đồng thời, không làm mất thời gian của người khác.

Hãy tưởng tượng, nếu việc đó bạn chỉ phải làm trong vòng 10 phút, nhưng bạn không làm ngay, thì những ngày sau, bạn phải dành ít phút để lo lắng, suy nghĩ về việc đó. Nếu tính ra, não của bạn phải suy nghĩ về việc này, lo lắng về việc này còn dài hơn rất nhiều.

BIẾT XEN KẼ VIỆC LỚN VỚI VIỆC NHỎ

Rất nhiều người đề ra thời gian làm một việc nào đó thường là một buổi hoặc một ngày. Và trong ngày hôm đó, họ ít khi làm các việc khác xen kẽ vào.

Ví dụ, trong khi chờ đợi đến lượt mình vào làm việc với sếp, bạn có thể tranh thủ làm được việc khác như gọi điện thoại, dọn dẹp bàn làm việc, đọc vài trang sách… hơn là ngồi không. Nếu biết sắp xếp, bạn có thể làm được nhiều việc nhỏ chen vào chỗ trống của các công việc lớn.

“Việc hôm nay chớ để ngày mai” là phương châm luôn đúng, nhất là khi bạn vận dụng vào cuộc sống nay năng động và hối hả hiện nay. Bạn cần phải quản lý thời gian cá nhân thật chặt chẽ. Thời gian không chờ đợi ai bao giờ. Chính vì thế, bạn cần tận dụng hết qu thời gian trong ngày để thực hiện tốt công việc của mình. Người biết tranh thủ từng phút, từng giây luôn được đánh giá cao. Họ cũng dễ tiến gần hơn đến đích thành công. Biết sử dụng hợp lý quỹ thời gian không chỉ giúp bạn thành công trong sự nghiệp mà còn cả trong cuộc sống.

Nguyễn Xuân Hoàng

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *