Mai Linh theo MSN/ Báo VOV News
Nhiều thói quen phổ biến trong cách sinh hoạt thường ngày có thể góp phần gây ra tình trạng suy giảm nhận thức và trí nhớ ở mọi lứa tuổi.
Nhiều người không biết rằng, một số thói quen phổ biến trong đời sống hàng ngày có thể mang đến rủi ro suy giảm nhận thức về lâu dài. Một trong số đó là nguy cơ hình thành chứng mất trí nhớ, hay gặp nhất ở người lớn tuổi. Khi còn có thể, hãy xây dựng và củng cố một lối sống lành mạnh để đổi lấy những lợi ích tối đa cho não và cơ thể. Dưới đây là các lối sinh hoạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và khả năng nhận thức nói chung mà ai cũng cần loại bỏ càng sớm càng tốt.
1. Nạp năng lượng sai cách
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, ít chất béo và nhiều rau và trái cây là cách giúp đẩy lùi nguy cơ suy giảm nhận thức. Mặc dù nghiên cứu về chế độ ăn uống và chức năng nhận thức còn hạn chế, tuy nhiên một số chế độ ăn kiêng nhất định như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải và Địa Trung Hải-DASH (Chế độ ăn uống ngăn chặn tăng huyết áp), có thể đem lại tác động đáng kể.
2. Không chăm sóc sức khỏe tinh thần
Một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa tiền sử trầm cảm với nguy cơ suy giảm nhận thức. Do đó, bạn nên tìm đến các phương thức điều trị y tế nếu có các triệu chứng trầm cảm, lo lắng hoặc các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác. Bên cạnh đó, đừng quên quản lý và giải quyết căng thẳng cá nhân
3. Không giao thiệp xã hội
Tuy khó để dễ dàng thực hiện trong thời kỳ COVID-19, nhưng đây vẫn là điều cực kỳ quan trọng. Duy trì các hoạt động xã hội có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ. Nếu có thể, hãy tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa ở nơi bạn sinh sống, trở thành một phần của cộng đồng địa phương. Kể cả những hành động đơn giản như chia sẻ công việc hay dành thời gian bên cạnh bạn bè và gia đình cũng mang lại kết quả tương tự.
4. Không rèn luyện trí tuệ
Học tập và tiếp cận giáo dục là yếu tố quan trọng đối với mọi giai đoạn trong cuộc đời, góp phần to lớn vào việc giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Nếu đã hoàn tất giáo dục chính quy, bạn vẫn có thể đăng ký các khóa học kỹ năng, tham gia các buổi học trực tuyến hoặc tại các trung tâm cộng đồng.
5. Không chăm sóc tim và phổi
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy các loại bệnh tim mạch và đột quỵ, bao gồm cả béo phì, huyết áp cao và tiểu đường, đều tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức. Do đó, bạn nên dành nhiều sự quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe tim và não bộ. Phổi cũng là một bộ phận khác đáng được chú ý. Hãy tránh xa thuốc lá hết mức có thể.
6. Đang có chấn thương não
Bất kỳ tổn thương nào ở khu vực não cũng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Do đó, khi tham gia giao thông bạn nên thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm và trang bị bảo hộ đầy đủ trong lúc chơi các môn thể thao tiếp xúc mạnh hay đạp xe.
7. Không ngủ đủ
Ngủ không đủ giấc là kết quả từ những tình trạng sức khỏe như mất ngủ hay khó ngủ. Việc không đảm bảo được thời lượng nghỉ ngơi vào ban đêm này về lâu dài sẽ dễ dàng dẫn đến các vấn đề liên quan đến trí nhớ và khả năng tư duy.
8. Không vận động
Tham gia tập thể dục với các bài tập nâng cao sức khỏe tim mạch thường xuyên sẽ giúp cải thiện nhịp tim và tăng lưu lượng máu đến não và cơ thể. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và xu hướng giảm các nguy cơ tổn hại khả năng nhận thức.
Nên làm: chơi trò chơi trí tuệ
Bên cạnh việc tránh xa những thói quen xấu, bạn cũng có thể tăng cường kích hoạt trí óc mình bằng các hoạt động vận dụng trí tuệ. Những việc như tự làm nội thất, chơi xếp hình, vẽ vời hoặc sáng tác, hay thậm chí là chơi trò chơi đòi hỏi tư duy đều là những lựa chọn phù hợp. Thử thách trí óc đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho não bộ.
NGUỒN: Theo Báo VOV News
Link bài: Người trẻ…
https://vtv.vn/doi-song/nguoi-