Riêng tui, thất bại thì kể ra vài dòng không hết, mời các bạn đọc thêm cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” của con gái tui – Trần Uyên Phương, thiết nghĩ cũng bổ ích cho các bạn khởi nghiệp.
Vấn đề mà các bạn trẻ cần tư duy là tại sao có những người thất bại là gục ngã luôn, nhưng có những người thất bại rồi sau đó thành công. Ai cũng nói khi gặp thất bại hãy đứng lên, nhưng đứng lên như thế nào mới là điều quan trọng.
Người Nhật thành công như ngày hôm nay mà chúng ta chứng kiến là vì họ không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai khi mình thất bại, không bao biện, không né tránh, không đưa ra bất kỳ lý do gì để thanh minh.
Trước đây, người Nhật có truyền thống Hara Kiri (mổ bụng), nếu không hoàn thành nhiệm vụ là tự mổ bụng. Cách này hơi cực đoan, nhưng nó nói lên một điều, tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi khi gặp thất bại.
Cho nên, khi thất bại, thì phải nhận hết trách nhiệm về mình, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, không khoan nhượng với chính mình.
Tuy nhiên, nhận hết trách nhiệm về mình không có nghĩa là tự ti mặc cảm, suốt ngày ôm mối sầu mà đứng lên ngay, bắt đầu lại từ đầu. Thay đổi thái độ, thay đổi góc nhìn, thay đổi cách quản trị và nhiều thứ khác mà trước đó đã gây ra thất bại. Có điều, để thấy được những sai lầm cũ một cách khách quan, thì cần phải tìm đến những bộ óc tư vấn có đẳng cấp để họ chỉ giúp mình.
Xin giới thiệu bài viết “8 cách thất bại khôn ngoan” của tác giả Phạm Nhung đăng trêm Doanh Nhân Sài Gòn online để các bạn tham khảo thêm.
Trần Quí Thanh
Thất bại khôn ngoan như chủ động “tự thú”, không bao biện, tìm giải pháp khắc phục…
Nỗi sợ thất bại còn tệ hơn cả sự thất bại, vì nó khiến chúng ta không thể khai phá hết tiềm năng của chính mình.
Điều gì khiến những người thất bại khôn ngoan khác biệt với những người để cho sự thất bại cản bước? Đó là những điều họ làm, và quan trọng không kém là những điều họ nghĩ, theo TS. Travis Bradberry.
Bí kíp để thất bại khôn ngoan theo cách của người thành công: