Quang Thắng / Zing News
Giá xăng dầu trong nước tăng cao cùng giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu là nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tăng mạnh từ cuối năm 2021 đến nay.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã ghi nhận mức tăng 0,38% so với tháng trước. Trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 0,34% và khu vực nông thôn tăng 0,42%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và chỉ 1 nhóm hàng giảm giá.
Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số CPI tiếp tục ghi nhận mức tăng trong tháng 5 này là giá hàng hóa nhóm giao thông tăng 2,34% trong tháng, ảnh hưởng tới mức tăng chung 0,23 điểm %. Như vậy, chỉ riêng mức tăng của nhóm hàng hóa giao thông đã tác động tới hơn 60% mức tăng chung của CPI trong tháng.
Theo cơ quan thống kê, chỉ số giá của nhóm hàng hóa này tăng cao do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 4/5; 11/5 và 23/5 làm cho giá xăng tăng 5,93%, giá dầu diezen cũng tăng 3,99%.%
TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI 5 THÁNG ĐẦU HÀNG NĂMNguồn: Tổng cục Thống kê; Tổng hợpSo với cùng kỳ năm 2021So với cuối năm trước20182019202020212022-2-10123452018So với cuối năm trước:1,61 %
Kéo theo mức tăng này là giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,06% so với tháng trước. Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 1,91%, giá xe buýt tăng 0,99%, giá dịch vụ taxi tăng 0,97%, đường sắt tăng 0,37% và đường thủy tăng 0,27%.
Ngoài ra, giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại cũng tăng 0,05% trong tháng này, giá thuê ôtô, xe máy tự lái tăng 0,22%, giá phụ tùng tăng 0,17%.
Cũng trong tháng 5, chỉ số giá nhóm hàng hóa lương thực tăng 0,28% và thực phẩm tăng 0,22% cũng tác động tới CPI chung.
Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng kể trên, tính từ cuối năm 2021 đến nay, CPI trong nước đã tăng tổng cộng 2,48%, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng này cũng đã cao hơn 1,05 điểm %.
Nếu so với tháng 5/2021, chỉ số CPI hiện tại cao hơn tới 2,86%.%
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CPI 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 TĂNG SOVỚI CÙNG KỲNguồn: Tổng cục Thống kê; Tổng hợpTăng so với cùng kỳCPI chungGiao thôngĐồ uống và thuốc láVăn hóa, giải trí và du lịchNhà ở và vật liệu xây dựngHàng hóa và dịch vụ khácThiết bị và đồ dùng gia đìnhMay mặc, mũ nón, giày dépHàng ăn và dịch vụ ăn uốngThuốc và dịch vụ y tếBưu chính viễn thôngGiáo dục01020-10
Tương tự nguyên nhân tăng CPI tháng 5, tính từ đầu năm, lý do chính khiến giá tiêu dùng trong nước tăng cao vẫn là hàng hóa nhóm giao thông tăng tới 10,42%. Trong đó, giá xăng dầu trong nước đã điều chỉnh 13 đợt giai đoạn này làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.360 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít. Bình quân, giá xăng dầu trong nước tăng 27,26% so với đầu năm, và cao hơn 49,95% so với cùng kỳ, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm %.
Ngoài giá xăng dầu tăng cao, Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân khiến CPI tăng từ đầu năm còn do giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, tăng 26,67% so với cùng kỳ, làm CPI chung tăng 0,39 điểm %. Dịch Covid-19 được kiểm soát cũng khiến nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân tăng 3,31% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, một số nguyên nhân làm giảm CPI trong giai đoạn này là giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,73%. Trong đó, giá thịt lợn giảm 20,8%, giá nội tạng động vật giảm 10,06%, giá thịt chế biến giảm 4,23%.
Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục giảm 3,71% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng làm CPI chung giảm 0,2 điểm %.
Nguồn: https://zingnews.vn/cpi-tang-cao-vi-gia-xang-dau-post1321740.html