Ngành tiêu dùng – bán lẻ tại Việt Nam: ‘cuộc chơi’ của doanh nghiệp đầu ngành

S.D / Tuổi trẻ


Ngành tiêu dùng - bán lẻ tại Việt Nam: cuộc chơi của doanh nghiệp đầu ngành - Ảnh 1.

Việt Nam có thể vào trong top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.

FMCG dự báo sẽ hồi phục nhanh

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ có nhiều khởi sắc. Trong đó, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được dự báo sẽ hồi phục nhanh trong năm 2022, sau 2 năm giảm liên tiếp.

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) tin rằng sức tiêu thụ FMCG trong năm 2022 sẽ phục hồi gần tương đương so với thời điểm trước đại dịch, chỉ thấp hơn 5 – 10% so với năm 2019.

Ngành tiêu dùng - bán lẻ tại Việt Nam: cuộc chơi của doanh nghiệp đầu ngành - Ảnh 2.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart.

Với cơ cấu dân số trẻ, những người tiêu dùng Việt không chỉ sẵn sàng hơn cho chi tiêu mà còn dễ thích ứng với các phương thức bán hàng đa kênh, miễn là mang lại sự tiện lợi. VCSC đánh giá 2 mô hình quan trọng tạo nên thành công cho nhà bán lẻ sẽ là siêu thị mini (minimart) và thương mại điện tử.

Minimart có vị trí gần hơn với người tiêu dùng, đây là một lợi thế so với các siêu thị lớn do lối sống ngày càng bận rộn của người Việt Nam. Đồng thời, quy mô cửa hàng nhỏ hơn giúp các chuỗi minimart dễ dàng tìm kiếm địa điểm hơn so với các siêu thị và đại siêu thị.

Trong khi đó, thương mại điện tử và các tiện ích số ngày càng được phổ biến rộng rãi, tỉ lệ sử dụng dịch vụ số của người tiêu dùng tại Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2020-2021. Các tập đoàn lớn trong mọi lĩnh vực, từ tài chính tới bán lẻ hiện đều tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số để củng cố tính bền bỉ của hoạt động kinh doanh và khai thác những cơ hội tăng trưởng mới.

Ngành tiêu dùng - bán lẻ tại Việt Nam: cuộc chơi của doanh nghiệp đầu ngành - Ảnh 3.

Thịt mát MEATDeli nhận hưởng ứng tích cực từ thị trường nhờ đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Cuộc chơi của doanh nghiệp hàng đầu

Ngành bán lẻ được đánh giá đầy tiềm năng. Theo đó, thị trường sẽ chứng kiến sự bứt phá của những tập đoàn tiêu dùng quy mô lớn, chiến lược bài bản.

Một trong số đó phải kể đến Tập đoàn Masan. Sau khi mua lại chuỗi siêu thị VinMart, VinMart+ vào năm 2019 (nay đã đổi tên thành WinMart, WinMart+), Masan đã đưa vào những sự thay đổi đáng kể trong phương pháp tiếp cận khách hàng.

Từ giữa năm 2021, Masan đã bắt đầu đưa hàng loạt tiện ích vào bên trong các siêu thị mini WinMart+ như kiosk Phúc Long, Reddi, kiosk dược phẩm, tiện ích tài chính của Techcombank.

Ngành tiêu dùng - bán lẻ tại Việt Nam: cuộc chơi của doanh nghiệp đầu ngành - Ảnh 4.

Dịch vụ viễn thông Reddi được tích hợp tại cửa hàng WinMart+ của Masan.

Theo ông Danny Le – CEO của Masan Group: Mô hình mini-mall sẽ bao gồm tất cả trong một nền tảng, đáp ứng các nhu cầu về cuộc sống, về nhu yếu phẩm, giải trí, tài chính của người tiêu dùng. Thay vì chỉ là nền tảng bán nhu yếu phẩm, Masan hướng tới kiến tạo giá trị nhiều hơn. Chúng tôi hiểu bán lẻ và tạo ra sự khác biệt. Mô hình sẽ được nhân rộng với biên lợi nhuận tốt hơn.

Mô hình mini-mall dự kiến sẽ tăng nhanh điểm bán trong những năm tới. Từng điểm bán sẽ phù hợp với nhu cầu của từng địa phương. Mô hình này đã ghi nhận những tác động tích cực khi gia tăng được 30% số lượng khách hàng trên mỗi cửa hàng, tăng trưởng doanh thu 40% và dự kiến tiếp tục cải thiện trong giai đoạn tới.

Mục tiêu của mini-mall là đến năm 2025 sẽ phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng. Hướng tới 30.000 điểm bán trên toàn quốc và doanh thu một năm là 7- 8 tỉ đôla, chiếm 50% thị phần bán lẻ Việt Nam.

Ngành tiêu dùng - bán lẻ tại Việt Nam: cuộc chơi của doanh nghiệp đầu ngành - Ảnh 5.

Masan có kế hoạch đẩy nhanh mở kiosk Phúc Long tại các thành phố cấp 2.

Mục tiêu đáp ứng 80% nhu cầu tiêu dùng của người Việt còn được Masan củng cố thông qua áp dụng công nghệ. Trong đại hội cổ đông năm nay, công ty đã giới thiệu một chiến lược phát triển giai đoạn mới với hệ sinh thái tiêu dùng công nghệ tích hợp những công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo – AI, học máy – Machine Learning.

Masan đã đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty cổ phần Trusting Social, một công ty công nghệ chuyên phát triển AI, Machine Learning trong lĩnh vực tiêu dùng, tài chính cá nhân.

Ngay tại đại hội cổ đông Masan, ông Nguyễn An Nguyên, nhà sáng lập Trusting Social, cho biết nền tảng đầu tiên mà công ty sẽ cùng với Masan xây dựng là nền tảng siêu cá nhân hóa.

“Chúng tôi biết chính xác khách hàng sẽ mua gì trước khi họ nghĩ đến việc đó. Điều này đã xảy ra ở Mỹ, khi nhà bán hàng gửi hàng cho người tiêu dùng. Nếu khách hàng không muốn mua thì có quyền trả lại. Tuy nhiên, do khả năng dự báo quá tốt nên tỉ lệ trả lại rất thấp”, ông Nguyên chia sẻ.

Nền tảng thứ 2 là khách hàng thân thiết. Nền tảng thứ 3 là Masan và Trusting Social sẽ cho ra mắt nền tảng tiếp cận tài chính cho người tiêu dùng bằng việc phát hàng thẻ tín dụng dành cho mọi người (khách hàng bình dân) EVO mà không cần chứng minh thu nhập.

Trusting Social và Masan cũng đặt mục tiêu năm 2022 mở mới 1 triệu thẻ 3in1: vừa là thẻ tín dụng, vừa là thẻ thành viên thân thiết, vừa là tài khoản viễn thông nhà mạng Reddi. Đây sẽ là nền tảng để Masan vươn lên trở thành nhà cung cấp “Consumer of Things”. Phạm vi hoạt động của công ty sẽ không dừng lại ở một công ty chỉ bán những sản phẩm hàng tiêu dùng, chuỗi F&B mà còn mở rộng sang lĩnh vực tài chính, viễn thông và giải trí, qua từng giai đoạn của người tiêu dùng từ khi họ sinh ra, lớn lên, trưởng thành và về già.

Nguồn: https://tuoitre.vn/nganh-tieu-dung-ban-le-tai-viet-nam-cuoc-choi-cua-doanh-nghiep-dau-nganh-20220523145827207.htm

Rate this post

Bài viết liên quan

Bình luận

Required fields are marked *