Tường Vi ( ĐTCK)
Cảm ơn nhà báo Tường Vi đã viết về tui, gia đình tui và THP với một tình cảm ưu ái, nồng hậu. Bản thân tui tự thấy cần phải phấn đấu nhiều mới xứng lời khen của chị. Già rồi còn phải phấn đấu cũng cực nhưng cứ phải phấn đấu chứ biết làm sao, phải không chị?
Câu chuyện con ruồi cách đây 2 năm khiến cái tên Tân Hiệp Phát dường như được biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến từng ngõ ngách trong giới những người ủng hộ, trung lập hay phản đối. Trên trường quốc tế, dư luận biết đến Tân Hiệp Phát với một góc nhìn khác khi cuối năm 2016, cùng lúc 2 tờ báo hàng đầu thế giới Finacial Times và CNBC cùng khai thác loạt phóng sự về doanh nhân Trần Quí Thanh sau 23 năm tạo dựng DN. Ông được biết đến như một doanh nhân Việt Nam vượt sóng gió thành công và đang muốn trao truyền khát vọng, sứ mệnh cùng sự cương cường cho người kế nhiệm mình…
“Bóng người chiến binh quả cảm…”
Đến Tân Hiệp Phát vào một ngày đầy nắng, tôi được trò chuyện cùng Dr Thanh khoảng nửa một buổi chiều sau khi tự mình đi đến các phòng ban để cảm nhận phong cách làm việc của một DN gia đình. Nếu cuộc đời là những chuyến đi thì với tôi, chuyến viếng thăm Tân Hiệp Phát mang đến nhiều cảm xúc lạ lẫm. Dòng cảm xúc bất ngờ khi tôi nhận ra những nét rất riêng trong bề dày văn hóa của công ty gia đình Tân Hiệp Phát tại đây.
Sảnh tầng 1 của Tòa nhà Tân Hiệp Phát Bình Dương là nơi trưng bày những tấm ảnh, những thành tích, những kỷ vật ghi dấu ấn trong lịch sử 23 năm hoạt động. Cách trưng bày này không khác cách làm của nhiều DN lớn mà tôi có dịp viếng thăm. Điểm khác biệt là nơi đây có 1 bức hoành lớn, công nhận Gia tộc doanh nhân họ Trần do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam công nhận và đặc biệt, có 1 cuốn sổ khổ rất lớn, ghi lại những bài hát, những bản nhạc do nhân viên Tân Hiệp Phát sáng tác nhiều năm qua.
“Sống như những đóa hoa”, “Niềm tin phía trước”, “Vũ điệu chiến thắng”, “Một khí phách, một trái tim Việt Nam”… là những cái tên thật đẹp hiện ra trên từng trang sổ, thôi thúc tôi mở ra nhiều trang nữa, nhiều trang nữa với mong muốn được hiểu sâu hơn, được chạm vào “linh hồn” của văn hóa Tân Hiệp Phát. Có cái gì đó thật khác với hình dung của tôi về DN này, không đơn giản là khu công nghiệp, là nhà máy, là những người công nhân, là bộ phận bán hàng, là nguyên liệu, là công nghệ…, mà Tân Hiệp Phát được xây dựng nên từ một khát vọng chinh phục thử thách và tình yêu với cuộc đời.
Rồi mối quan tâm dẫn dắt tôi đến với một thước phim tư liệu mà chắc chắn bất cứ ai xem cũng không khỏi xúc động. Một người phụ nữ nhỏ nhắn, có nét mặt thanh tú và nụ cười tươi tắn như hoa, đứng tựa vào người con gái lớn Trần Uyên Phương, run run đọc từng lời thơ mừng ngày Dr. Thanh tròn 63 tuổi với những lời hùng tráng như chạm đúng điểm tôi đi tìm:
“Bóng người chiến binh quả cảm
Trên con thuyền lênh đênh biển lớn
Giông tố dập vùi
Mắt vẫn nhìn xa
Trong ánh sáng chói lòa
Buồm rách nát tả tơi
Vẫn thả hồn viễn xứ
Cuối sóng trùng dương
Ôm chí lớn mở đường…”
Bài thơ khép lại bằng những cái ôm thật chặt và cả những giọt nước mắt mừng vui, xúc động của hàng ngàn nhân viên Tân Hiệp Phát. Những giọt nước mắt tiếp lửa và sưởi ấm cho trái tim “người chiến binh quả cảm” của Công ty. Người mà rồi hiểu thêm tôi được biết, cuộc đời ông mồ côi từ khi 9 tuổi, lập nghiệp khi 22 tuổi và từng trải qua bao nhiêu sóng gió thương trường, nhưng vững một cốt cách: không có gì là không thể nếu nguyện sống theo 1 nguyên tắc: hôm nay tốt hơn hôm qua và không bằng ngày mai.
Đứng lên, mạnh mẽ với cuộc đời